Cá chuột Thái
Phân loại
Đặc điểm sinh học
Cá chuột thái (hay labeo vây đỏ) có thân hình màu xám nâu đến đen, các vây màu cam đến đỏ, cuống đuôi có 1 chấm đen lớn, vùng đầu có 1 vệt đen kéo từ miệng ra sau mắt. Đầu dài, có 2 đôi râu, miệng dưới rõ, có mấu thịt để "nút" chất bám. Vây lưng lớn tựa như "Cá mập".
Cá chuột Thái vây vàng (hay vây mắt đỏ) là cá thể bạch tạng của chuột thái, với thân màu trắng đến vàng, các vây màu cam đỏ và mắt màu đỏ hồng.
Phân bố
Nguồn gốc: Hiện nguồn cá chủ yếu nhập từ Thái Lan, cao điểm lên đến 35.000 con trong năm 2006.
Phân bố: Cá sống ở lưu vực sông Chao Phraya, Xe Bangfai và Maeklong (Thái Lan) và có thể ở lưu vực sông Mêkông (Rainboth, 1996). Ở Việt Nam, cá phân bố số lượng ít trong các sông suối vùng Sa Bình, Easup, Lak, Dak Rlap ở Tây Nguyên (Nguyễn Thị Thu Hè, 2001; trích bởi Nguyễn Văn Hảo, 2001)
Tập tính
Tầng nước ở: Đáy – giữa.
Chăm sóc: Bể nuôi cá cần sục khí và lọc nước thường xuyên vì cá sống ở vùng nước chảy giàu ôxy.
Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về thực vật từ tảo bám, phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật cho đến giáp xác, côn trùng, trùng chỉ. Cá cũng ăn thức ăn viên và thức ăn thừa ở đáy bể.
Sinh sản
Sinh sản: Khó sinh sản trong bể nuôi cảnh. Cá đẻ trứng dính, sinh sản nhân tạo có sử dụng hormone.
Hiện trạng
Cá nuôi làm cảnh. Mức độ phổ biến và mức độ ưa chuộng trung bình. Giá từ 12-15 ngàn đồng/con.
Tài liệu tham khảo
1. http://fishviet.com/fishviet/index.php?page=fishspecies
2. http://en.wikipedia.org/wiki/Rainbow_shark
3. Vũ Cẩm Lương, 2009. Cá cảnh nước ngọt. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.