Cá hắc bạc

: Siamese algae eater
: Crossocheilus siamensis Smith, 1931
: Bút chì một sọc, Chuồn xiêm, Chuồn sông
Phân loại
Crossocheilus siamensisSmith, 1931
Ảnh Cá hắc bạc
Đặc điểm sinh học

Cá hắc bạc (hay bút chì) có thân tròn, thon dài, mõm đầu nhọn (tựa đầu bút chì), dọc thân có 1 sọc đen nổi bật chạy từ đầu ngực đến hết tia giữa vây đuôi (tựa ruột bút chì). Mặt lưng màu xám đen đối lập với mặt bụng trắng bạc (nên còn gọi là cá hắc bạc). Miệng cá nằm dưới, có nhiều mấu dạng tua và gai thịt để nút tảo bám.

Phân bố

Nguồn gốc: Cá hiện được nhập lượng nhiều từ Thái Lan, nguồn cá chủ yếu từ khai thác tự nhiên. Cá cũng khai thác từ môi trường tự nhiên trong nước chủ yếu cho xuất khẩu.

Phân bố: Cá sống ở các lưu vực sông Mêkông, Chao Phraya, Xe Bangfai (Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam), và bán đảo Malaysia.

Tập tính

Tầng nước ở: Đáy

Chăm sóc: Cá cần môi trường nước giàu ôxy với hệ thống sục khí và máy lọc. Cá nuôi trong môi trường nước dơ sẽ không giữ được màu sọc đen đậm và rõ nét.

Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về thực vật, ưa các loài tảo bám và phiêu sinh thực vật. Cần cho cá ăn thêm thức ăn viên hay thức ăn tươi sống để tránh cá ăn lá non của cây thủy sinh trong hồ rong.

Sinh sản

Sinh sản: Cá đẻ trứng phân tán trong nước, khó sinh sản trong bể nuôi cảnh

Hiện trạng

Cá nuôi làm cảnh. Mức độ phổ biến trung bình, mức độ ưa chuộng trung bình, giá 12-15 ngàn/con.

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Cẩm Lương, 2009. Cá cảnh nước ngọt. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
2. http://en.wikipedia.org/wiki/Siamese_algae_eater

 

Cập nhật ngày 07/02/2013
bởi Trung Hiếu
Xem thêm