Cua đồng
Phân loại
Đặc điểm sinh học
Kích thước tương đối lớn: 30-35 mm, mai hình hộp có gờ cao. Cua đồng cái có 4 đôi chân bụng, cua đực có 2 đôi chân bụng biến thành chân giao cấu. Ngoài ra cua đồng đực có sự chênh lệch rất lớn về độ lớn của đôi càng kẹp trong khi cua đồng cái thì tương đối đồng đều.
Phân bố
Phân bố tại Việt Nam là loài cua đồng Somanniathelphusa sinensis.
Chúng phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi nước ta. Độ pH thích hợp từ 5,6 - 8, nhiệt độ từ 10 - 31oC, tốt nhất là 15 - 25oC, lượng oxy hòa tan thấp nhất là 2mg/l.
Tập tính
Cua đồng là động vật sống đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Cua đào hang ven bờ ruộng, ao, mương… Hang cua khác với hang của rắn, ếch… bằng vết chân để lại trên ruộng
Cua đồng ăn tạp nhưng thiên về động vật, cua ăn các loại thức ăn như cá tạp, ốc, hến...
Sinh sản
Cua đồng sinh sản quanh năm, tập trung chủ yếu vào mùa xuân, hạ, thu. Cua đồng đẻ mỗi lần từ 100 đến 350 trứng, trứng không qua giai đoạn ấu trùng mà phát triển trực tiếp thành cua con ngay trong yếm cua mẹ.
Hiện trạng
Trước đây cua đồng phân bố rộng và số lượng rất lớn trên đồng ruộng, tuy nhiên do ảnh hưởng của việc canh tác và thuốc trừ sâu làm số lượng cua đã giảm đi rất nhiều. Hiện nay cua đồng đã được sản xuất giống và đang được nuôi ở một số vùng miền nước ta.
Cua đồng được sử dụng làm thực phẩm rất ngon như bún rêu, canh cua... Ngoài ra cua đồng còn được dùng trong làm thuốc trị bệnh.
Tài liệu tham khảo
- http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_Cua_%C4%91%E1%BB%93ng
- http://www.iucnredlist.org/details/134390/0
- http://decapoda.nhm.org/pdfs/31251/31251.pdf