Cá Nục thuôn
Phân loại
Đặc điểm sinh học
Cá có chiều dài 17.6 - 35cm, 9 gai vây lưng, 338 tia vây lưng mềm, 3 gai hậu môn, 27 - 30 đốt sống.
Thân hình thoi dài, hơi dẹp bên. Chiều dài thân bằng 5,1 - 5,8 lần chiều cao thân, bằng 3,5 - 4,0 lần chiều dài đầu. Mõm tương đối dài, nhọn. Chiều dài mõm lớn hơn đường kính mắt. Đường bên hoàn toàn, khi cá còn nhỏ đoạn thẳng đường bên ngắn hơn đoạn cong, và cá lớn ngược lại. Vây lưng dài, thấp. Phần lưng màu xanh xám, phần bụng màu trắng.
Phân bố
Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Indonexia, Philipin, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Ở Việt Nam, cá phân bố chủ yếu ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền Trung và Đông, Tây Nam Bộ.
- Độ sâu (m): 2 - 400
- Nhiệt độ (°C): 14,100 - 28,575
- Nitrate (umol/L): 0.156 - 33,602
- Độ mặn (PPS): 32,464 - 35,314
- Oxy (ml/l): 0,299 - 5,178
- Phosphate (umol/l): 0,147 - 2,291
- Silicat (umol/l): 1,072 - 23,418
Tập tính
Môi trường sống: xung quanh rạn san hô ở độ sâu 20 - 114m, trung bình 30 - 70m.
Thức ăn: thực vật phù du, cá nổi nhỏ. Cá trưởng thành ăn các động vật không xương sống.
Sinh sản
Cá thuộc nhóm đẻ trứng nổi
Hiện trạng
Hình thức khai thác chủ yếu là lưới vây, lưới kéo, vó, mành. Sau khi khai thác, cá nục được chế biến thành các dạng sản phẩm đông lạnh tươi, phi lê, chả cá, cá khô, đóng hộp, các sản phẩm phối chế khác, làm mắm.
Tài liệu tham khảo
- http://eol.org/pages/993841/overview