Cá Khế Vằn

:
: Gnathanodon speciosus (Forsskål,1775)
: cá Bè đưng, Bè vàng, Bè nghệ
Phân loại
Gnathanodon speciosus(Forsskål,1775)
Ảnh Cá Khế Vằn
Đặc điểm sinh học

Thân cao, hình quả trám, dẹp hai bên, trán dốc phía trên mắt tạo thành hình rất cong. Vây lưng thứ hai có 1 tia cứng và 19-20 tia mềm.


Gốc vây hậu môn ngắn hơn gốc vây lưng. Vây ngực hình lưỡi liềm. Đường bên phía trước cong đến mút cuối vây ngực. Phần thẳng bắt đầu từ dưới tia vây mềm 6-7 của vây lưng thứ hai. Cá thể trưởng thành có nhiều đốm đen trên thân.

Phân bố

 - Thế giới: Vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới ấn Độ-Thái Bình Dương. Đông Phi, Hồng Hải. Nhật Bản, Trung Quốc, Inđônêxia, Philippine

     - Việt Nam: phân bố Khánh Hòa, vùng biển đảo Phú Quốc, Kiên Giang…

Tập tính

 Cá khế vằn sử dụng hàm có thể căng ra để hút con mồi từ cát hoặc rạn san hô và ăn nhiều loại cá, giáp xác và động vật thân mềm.


Đặc điểm sinh trưởng: Môi trường sống là tầng nổi trên cát và đá, thường gặp nhất ở vùng biển ven bờ với độ mặn thấp: san hô, đầm phá, bãi triều, có khi hướng ra biển với độ sâu 80m. Cá có chiều dài 4cm có màu vàng với 9 sọc tối, cá càng lớn tốc độ tăng trưởng nhanh hơn.

Sinh sản

Cá thành thục sinh dục có chiều dài từ 54 - 61cm ở 3-4 tuổi. Cá thường đẻ trứng xung quanh các rạn san hô. Mỗi cá thể đẻ trứng nhiều lần trong từng chu kì. Chúng tập hợp đẻ trứng vào ban đêm tại những thời điểm khác nhau trong năm trên toàn phạm vi của nó. Tỷ lệ giới tính cá đực và cá cái ở quần đàn 1:1. Cá sinh sản vào những tháng có khí hậu ấm.

Hiện trạng

Đã sinh sản thành công tại Nha Trang

Tài liệu tham khảo

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Khánh Hòa

Cập nhật ngày 13/05/2018
bởi Lê Thị Như Phượng
Xem thêm