Cá Nục sò

: Round scad
: Decapterus maruadsi Teminck & Schlegel, 1842
: Cá nục sồ
Phân loại
Decapterus maruadsiTeminck & Schlegel, 1842
Ảnh Cá Nục sò
Đặc điểm sinh học

Cá có chiều dài 25cm, 9 gai vây lưng, 30 - 36 tia vây lưng mềm, 3 gai hậu môn, 25 - 30 đốt sống. Thân hình thoi, dẹp bên. Chiều dài thân bằng 4,0 - 4,5 lần chiều cao thân, bằng 3,3 - 3,7 lần chiều dài đầu. Mép sau xương nắp mang trơn, góc trên xương nắp mang lõm. Mõm dài, nhọn. Miệng lớn, chếch, hàm dưới dài hơn hàm trên. Răng nhỏ, nhọn, hàm trên và hàm dưới đều có một hàng. Toàn thân, má và nắp mang phủ vảy tròn, nhỏ. Đường bên hoàn toàn, vảy lăng phủ kín cả đoạn thẳng. Vây lưng dài, thấp. Vây ngực dài, mút vây đạt đến hoặc quá lỗ hậu môn. Phần lưng màu xanh xám, bụng màu trắng. Đỉnh vây lưng thứ hai có màu trắng.

Phân bố

Vùng biển Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Philippin, Việt Nam. Ở Việt Nam, cá phân bố ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền Trung và Đông, Tây Nam Bộ.

Tập tính

Môi trường sống: biển, rạn san hô ở độ sâu 0 - 20m.

 

Sinh sản

Chưa được nghiên cứu

Hiện trạng

Cá nục sồ là nguồn nguyên liệu khai thác quan trọng của ngư dân với mùa vụ khai thác là quanh năm. Sản lượng khai thác cao, kích thước cá để khai thác là từ 90-200 mm. Hình thức khai thác chủ yếu là lưới vây, lưới kéo, vó, mành. Sau khi khai thác, cá nục được chế biến thành các dạng sản phẩm đông lạnh tươi, chả cá, cá khô, đóng hộp, các sản phẩm phối chế khác, làm mắm.

Tài liệu tham khảo
  1. http://eol.org/pages/205139/details
Cập nhật ngày 29/05/2014
bởi
Xem thêm