Cá sặc gấm

: Dwarf Gourami
: Trichogaster lalius Hamilton, 1822
: cá sặc gấm, cá sặc lửa
Phân loại
Trichogaster laliusHamilton, 1822
Ảnh Cá sặc gấm
Đặc điểm sinh học

Cá sặc gấm là một loài cá có màu gần như xanh lục mờ với các dải màu đỏ đến cam tối dọc.

Chúng có màu sắc sặc sỡ hơn các loài cá sặc khác.

Thân cá có hình oval, màu xanh pha nâu, trên mình có những dãy điểm màu xếp thành từng đôi, gồm những điểm xanh lam, lục hay đỏ, xiên và hẹp làm cho cá có vẻ như có vạch, trông chúng như sáng lấp lánh phát sáng dưới ánh đèn hồ cá.

Phân bố


Loài cá này có nguồn gốc là từ ao hồ, đầm lầy vùng Đông Bắc Ấn Độ, Bangladesh và một vài nước thuộc vùng Nam Á. 

Ngày nay chúng phổ biến khắp nơi trên thế giới do khả năng sinh sản nhanh và đa dạng về chủng loại.

Tập tính

Loài cá này sinh sống ở các suối và hồ nước chảy chậm.  

Khi trưởng thành cá Sặc Gấm sẽ có chiều dài 8.8cm.

Cá thường ăn trùn chỉ, loăng quăng, ấu trùng muỗi đỏ, các loại tôm, tép nhỏ,...

Sinh sản

Chúng trưởng thành sau 5 tháng tuổi và sinh sản vào mùa mưa.

Cá đực sẽ làm tổ bằng bọt khí và thực vật nổi ở mặt nước như bèo, lá súng, sen,… Cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực sẽ ấp và giữ trứng.

Sau khi cá cái đẻ xong thường bị cá đực rượt cắn (có khi tới chết).

Nếu nuôi cá cảnh và sinh sản nhân tạo thì nên cần phải vớt cá cái ra riêng. Đến ngày thứ 4 có thể tách cá đực nuôi riêng, hoặc tách tổ trứng sang hồ ấp mới, không cần cá đực chăm sóc nữa.

Cá cái mỗi lần đẻ khoảng 800 – 1500 trứng và có thể đẻ lại sau 2 – 4 tuần.

Hiện trạng

Cá sặc gấm ngày nay rất được ưa chọn trong việc làm cá cảnh. Bởi chúng có màu sắc sặc sỡ và tuổi thọ trung bình cũng khá cao, ít bệnh tật.

Tài liệu tham khảo
Cập nhật ngày 19/04/2021
bởi Thiên An
Xem thêm