Biến đổi gene để loài mực mất sắc tố đen, gần như trong suốt

Trong một bài báo được công bố trên tạp chí Current Biology, các nhà khoa học đã chứng minh động vật chân đầu, bao gồm mực và bạch tuộc, có thể được nghiên cứu bằng công cụ di truyền tương tự chuột nhắt và ruồi giấm. Đó là những loài dễ nuôi trong phòng thí nghiệm và giới nghiên cứu có thể biến đổi gene của chúng thường xuyên để tìm hiểu về hành vi, bệnh dịch và phương pháp điều trị.

Mực Doryteuthis pealeii
Mực Doryteuthis pealeii thường (phía trên) và mực biến đổi gene (bên dưới) không có những đốm đen như đồng loại - Ảnh: NPR

Trong một bài báo được công bố trên tạp chí Current Biology, các nhà khoa học đã chứng minh động vật chân đầu, bao gồm mực và bạch tuộc, có thể được nghiên cứu bằng công cụ di truyền tương tự chuột nhắt và ruồi giấm. Đó là những loài dễ nuôi trong phòng thí nghiệm và giới nghiên cứu có thể biến đổi gene của chúng thường xuyên để tìm hiểu về hành vi, bệnh dịch và phương pháp điều trị.

Các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Sinh vật học Hải dương tại Woods Hole, Massachusetts, Mỹ thông báo đã tắt thành công gene sắc tố ở loài mực có tên Doryteuthis pealeii, khiến con non mới nở gần như trong suốt.

"Động vật chân đầu tiến hóa bộ não lớn và có độ phức tạp về mặt hành vi, điều này giúp chúng ta có thể so sánh chúng với con người", nhà nghiên cứu Joshua Rosenthal thuộc nhóm các nhà khoa học nói trên cho biết.

Trước đây, nghiên cứu động vật chân đầu bị cản trở do các nhà khoa học chưa tìm ra cách điều khiển gene của mực hoặc bạch tuộc. Do đó, ông Rosenthal và cộng sự đã nuôi nhiều loài động vật chân đầu đa dạng từ mực nang tới bạch tuộc lùn để tìm hiểu cách nuôi và biến đổi ADN của chúng.

Nhóm nghiên cứu cũng làm việc với D. pealeii, loài mực địa phương ở vùng biển quanh Woods Hole. Chúng có vai trò quan trọng đối với các nhà sinh vật học thần kinh do mang tế bào não lớn dễ nghiên cứu.

Tiến sĩ Karen Crawford ở Đại học Maryland, thành viên nhóm nghiên cứu, từng tìm hiểu cách lấy tinh trùng và trứng từ loài mực này và tạo ra phôi thai trong phòng thí nghiệm. Dựa trên kinh nghiệm, ông Crawford và đồng nghiệp tìm ra cách đưa vật liệu biến đổi gene vào trứng đã thụ tinh, vô hiệu hóa gene quyết định màu sắc ở tế bào da và mắt mực. Thách thức lớn nhất đối với họ là xâm nhập qua lớp màng dày bao bọc bên ngoài phôi thai mực ở giai đoạn đầu.

Kết quả là những con mực mới nở có ít đốm nhỏ hơn nhiều so với đồng loại do gene sắc tố bị tắt ở hầu hết mọi tế bào. Chúng sẽ không được nuôi đến khi trưởng thành trong phòng thí nghiệm do kích thước quá lớn, nhưng có rất nhiều loài mực và bạch tuộc nhỏ khác, vì vậy nhóm nghiên cứu đang tìm cách áp dụng công nghệ với những cá thể họ đang nuôi.

Báo Chính Phủ
Đăng ngày 03/08/2020
BT
Khoa học

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Hạt Nano bạc có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước

Kim loại nặng được coi là thành phần chính trong nước thải nuôi trồng thủy sản, gây ra rủi ro nghiêm trọng cho cả con người và môi trường. Do đó nghiên cứu loại bỏ kim loại nặng trong nước là cần thiết để đảm bảo nguồn nước sạch trong môi trường, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và nuôi trồng thủy sản.

Nano bạc
• 10:53 03/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 09:15 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 09:15 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 09:15 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 09:15 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 09:15 20/04/2024