Điểm nóng đụng độ tàu cá

Trong khi vấn đề quân sự hóa ngày càng tăng ở Biển Đông đe dọa ổn định và an ninh khu vực về lâu dài, thì các sự cố tàu cá lại đặt ra nguy cơ thường xuyên và trước mắt.

tàu cá trên biển

Sau khi ồ ạt bồi đắp đảo trái phép, Trung Quốc (TQ) bắt đầu xây dựng cơ sở trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, khiến các nước trong khu vực lo ngại về các mối đe dọa quân sự. Tuy nhiên, mối quan tâm cấp bách hơn là việc TQ ồ ạt đưa đội tàu cá ra Biển Đông, nơi có nguồn thủy sản phong phú, chiếm 10% sản lượng đánh bắt toàn cầu. TQ tuyên bố sẽ sử dụng những cơ sở mới để hỗ trợ cho đội tàu cá. Lực lượng tuần duyên TQ sẽ nhận trang bị mới, cho phép có thể thực hiện các chuyến đi biển thường xuyên và dài ngày hơn tới những khu vực TQ tuyên bố chủ quyền chồng lấn với nhiều vùng đặc quyền kinh tế của các nước.

Tàu cá và tàu thực thi pháp luật đã được sử dụng ồ ạt trong các cuộc đối đầu và đụng độ trên biển. Điển hình nhất là cuộc đối đầu giữa TQ và Philippines ở Scarborough, bắt đầu từ tháng 4.2012, kết thúc bằng việc Bắc Kinh chiếm được bãi cạn này. Năm 2013 chứng kiến một sự cố khác liên quan đến tàu cá, đó là một cảnh sát biển Philippines giết chết một ngư dân Đài Loan.

đánh cá trên biển
Đánh cá trên Biển Đông. 

Những sự cố ít được công khai cũng làm các mối quan hệ trong khu vực trở nên căng thẳng. Năm 2010, Indonesia hai lần bắt giữ tàu TQ đánh cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này, nhưng sau đó buộc phải thả vì tàu tuần tra TQ tới hiện trường. Các sự cố thường diễn ra theo một khuôn mẫu, bắt đầu bằng việc một nước có hành động thực thi pháp luật đối với ngư dân nước khác, thường là ở vùng biển tranh chấp, sau đó leo thang thành đối đầu trên biển và cuối cùng là khẩu chiến. Ngay cả sau khi đối đầu kết thúc, nhưng những vết sẹo trong quan hệ không dễ lành.

Những năm trước, tàu cá chỉ có vài hệ thống điện tử để gọi trợ giúp hoặc thông báo địa điểm. Đội tàu tuần duyên không đủ mạnh và nhỏ. Trước kỷ nguyên mạng xã hội, các sự cố trên biển ít khi được đề cập hoặc kích động chủ nghĩa dân tộc. Ngư dân thường bị bắt trước khi họ kịp gọi tăng viện. Các Bộ Ngoại giao sẽ can thiệp. Hai bên sẽ tuân theo thông lệ thả người, thay vì bị truy tố, ngư dân thường bị trục xuất về nước sau khi nộp tiền phạt hoặc tịch thu tàu cá, để tránh khủng hoảng ngoại giao kéo dài.

Nhưng ngày nay, các sự cố trên biển diễn ra thường xuyên hơn. Đội tàu thực thi pháp luật của TQ có khoảng 100 tàu hiện đại trong 10 năm qua. Các quốc gia Đông Nam Á cũng trở nên quyết đoán hơn. Philippines, Việt Nam và Đài Loan (TQ) đều có tàu mới. Indonesia tuyên bố "cuộc chiến chống đánh cá trái phép" vào tháng 12, và kể từ đó đã phá hủy hàng chục tàu nước ngoài để tỏ rõ quyết tâm của mình.

Tuy nhiên bức tranh không hoàn toàn ảm đạm. Đã có những ví dụ đầu tiên về hợp tác giữa các nước, chẳng hạn TQ và ASEAN nhất trí thành lập đường dây nóng giữa Bộ Ngoại giao các nước để giải quyết các trường hợp khẩn cấp trên biển. Nhưng để đường dây nóng hoạt động được cần bỏ ra nhiều công sức để lập kế hoạch và điều hành. Ngư dân và lực lượng tuần duyên không nằm dưới sự quản lý trực tiếp của các Bộ Ngoại giao. Chưa kể nếu quan liêu, người quản lý đường dây nóng có thể thấy không cần phải thông báo cho Bộ Ngoại giao của họ về vấn đề mà họ cho là không cấp bách. Do đó, đường dây nóng sẽ trở thành đường dây nguội. Các nước cần đảm bảo các hotline phải được mở bất kỳ lúc nào và thường xuyên được kiểm tra.

Những người trực hotline phải được đào tạo để phản ứng nhanh và có hành động cụ thể để giảm căng thẳng.

Tuy nhiên, đường dây nóng cũng chỉ là một cơ chế phản ứng. Do xích mích ngày càng tăng, khu vực này cần một khuôn khổ hoạt động bền vững mới có thể giảm thiểu được tình trạng đối đầu, chứ không chỉ một hệ thống giải quyết sau khi sự cố xảy ra.

Cuối cùng, các nước ở Biển Đông cần phải đạt được thỏa thuận về cùng khai thác cá một cách thân thiện, công bằng. Việt Nam và TQ đã ký kết hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ. Philippines và Đài Loan gần đạt được thỏa thuận hợp tác thực thi pháp luật về nghề cá trong vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn. Do phức tạp về phân định và tranh chấp trên biển, các cuộc đàm phán về thỏa thuận đánh cá chắc chắn sẽ khó khăn và nguy hiểm về mặt chính trị. Nhưng còn hơn là để các cuộc đối đầu thường xuyên và khốc liệt đe dọa ổn định và hòa bình trong khu vực.

THEO DIPLOMAT/Lao động, 09/08/2015
Đăng ngày 10/08/2015
Vân Anh
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:43 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 20:43 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 20:43 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 20:43 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 20:43 29/11/2024
Some text some message..