Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
Tâm thức biển hình thành trong mỗi thế hệ người Việt. Ảnh: L.T.K

Theo PGS-TS Đỗ Lai Thúy, Việt Nam là bao lơn nhìn ra Thái Bình Dương, nhưng từ trong quá khứ, vẫn chưa phải là vương quốc biển, do tâm lý bám ruộng bám làng, sợ phiêu lưu của người nông dân, hay người có căn tính nông dân. Tuy nhiên, gần đây nhà nghiên cứu văn hóa, nhà Việt Nam học người Úc - Li Tana đã đưa ra một góc nhìn khác về biển.

Bà chứng minh rằng Việt Nam trong quá khứ cũng là một quốc gia biển, nhất là ở xứ Đàng Trong. Bởi vậy, làm sao khơi lại được tâm thức biển thời văn hóa kinh tế biển phồn thịnh là bài toán khả giải, đòi hỏi sự chung tay góp trí của toàn dân, nhất là giới lãnh đạo và các trí thức độc lập có tâm, có tầm.

Tại cuộc hội thảo định danh Quảng Nam trong chuỗi sự kiện 550 năm Danh xưng Quảng Nam, PGS-TS. Bùi Nhật Quang - Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, trong suốt quá trình lập đất lập làng, con người và vùng đất Quảng Nam luôn hiện diện ở vị trí trang trọng trong những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam, nhất là ở giai đoạn nhà Nguyễn.

“Vùng đất này phát triển phồn thịnh dưới thời các chúa Nguyễn, với Dinh trấn Thanh Chiêm từng là căn cứ thủy quân hùng mạnh, đồng thời là nơi hình thành và phổ biến chữ quốc ngữ sớm nhất ở Việt Nam. Thương cảng Hội An phát triển mạnh mẽ với sự quần tụ của người Việt, người Nhật Bản, người Hoa, là điểm đến của nhiều thuyền buôn từ phương Đông, phương Tây...

Sự hình thành từ đất Quảng Nam - một vùng đất rộng về phía nam tạo cánh cửa rất lớn cho sự phát triển của Đại Việt. Trong số thành tựu mà lịch sử ghi nhận, quá trình phát triển này đã hình thành tư duy phát triển rộng hơn, đặc biệt là tư duy hướng biển” - ông Bùi Nhật Quang nói. 


Vùng biển xứ Quảng. Ảnh: L.T.K

Trong sự đối sánh với các vùng đất khác ở Đàng Trong, Quảng Nam có những ưu thế riêng để xác lập vị thế là một trong những “trung tâm kinh tế” trong chính sách hướng biển của chính quyền Đàng Trong. Trong lịch sử, tâm thức biển của người xứ Quảng có thể được hun đúc từ lúc tiếp thu nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa, kết hợp văn hóa Đại Việt, thì đồng thời xuất hiện tư duy hướng biển cho chính người ở xứ đất này.

Với người dân ở Đàng Trong, phải phát triển xuống phía nam men theo bờ biển thì biển cả không chỉ là nguồn tài nguyên về hải sản mà còn là điều kiện cho hoạt động thương nghiệp biển - ngoại thương. Ông Bùi Nhật Quang cho rằng, tư duy hướng biển là cơ sở cho kinh tế biển. Một vùng đất giàu có về tài nguyên biển như Quảng Nam thì tư duy biển, văn hóa biển phải được coi trọng.

“Điều cần thiết bây giờ là Quảng Nam nên quan tâm cái “gần” hơn, đó là quản lý đường bờ biển. Chất lượng sống của người dân trong đó có ngư dân và những người mà cuộc mưu sinh gắn liền với biển cần được xem trọng trước hết trong tầm nhìn biển” - PGS-TS. Bùi Nhật Quang nói thêm. 

Tư duy hướng biển thể hiện rõ trong việc Quảng Nam là một trong những địa phương của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

Đối sánh với giai đoạn chúa Nguyễn, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Quảng Nam có thể “suy ngẫm” về một số bài học lịch sử của tiền nhân để định hình chính sách hướng biển nói chung và đẩy mạnh phát triển thương mại biển nói riêng.

Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường cho rằng, ngay từ khi tái lập tỉnh (năm 1997), Quảng Nam đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế ven biển và khẳng định đây là vùng động lực đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh.

Khởi nguyên của tư duy hướng biển, là tâm thức biển có từ sâu thẳm trong cội nguồn, là tinh thần bám biển - kiên cường chủ quyền biển đảo quê hương của mỗi người dân nước Việt...

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 07/06/2022
Thư An
Góc nhìn

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 09:00 14/02/2025

Năm 2025 giảm khai thác 5,2% và tăng nuôi trồng 3,5%

Cục Thủy sản xác định mục tiêu năm 2025 phải giảm mạnh khai thác và tăng nuôi trồng để quyết tâm thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 của Chiến lược phát triển thủy sản, khi năm 2024 đã chưa giảm được khai thác.

Tàu thuyền
• 10:52 04/02/2025

Quy hoạch cả nước có 36 cảng biển

Ngày 16/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 140/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cảng biển
• 10:55 20/01/2025

Thủy sản năm 2024 tăng sản lượng và xuất khẩu

Ngày 3/1/2025, Cục Thủy sản hội nghị tổng kết cho biết, năm 2024 so với năm 2023, sản lượng thủy sản tăng 2% và kim ngạch xuất khẩu tăng 12,1%. Tuy nhiên, sản lượng khai thác vẫn tăng 0,6% mà không giảm theo kế hoạch và một số vấn đề khác rất cần quan tâm khi bước sang năm 2025.

Tôm thẻ
• 10:12 06/01/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 20:49 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 20:49 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 20:49 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 20:49 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 20:49 18/02/2025
Some text some message..