Gần 12.410ha tôm sú bị bệnh và thiệt hại

Trong 6 tháng đầu năm 2018, tình hình tôm nuôi bị ảnh hưởng do dịch bệnh và thiệt hại xảy ra tại 157 xã, 25 huyện của 5 tỉnh, gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và Trà Vinh.

Gần 12.410ha tôm sú bị bệnh và thiệt hại
Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản phát biểu tại diễn đàn

Đó là nội dung được đề cập trong diễn đàn “Khoa học công nghệ và nuôi tôm hữu cơ vùng ĐBSCL” do Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức Ngày 10/7.

Tại diễn đàn, nhiều đại biểu đã thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp khoa học, nhằm áp dụng cho các mô hình nuôi tôm sú hữu cơ, trong đó, có mô hình nuôi tôm sinh thái tại Cà Mau, cùng nhiều mô hình đã nuôi tiếp tục phát triển và nhân rộng.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, tình hình tôm nuôi bị ảnh hưởng do dịch bệnh và thiệt hại xảy ra tại 157 xã, 25 huyện của 5 tỉnh, gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và Trà Vinh. Tổng diện tích tôm nuôi bị bệnh và thiệt hại khoảng 12.410ha (cao hơn khoảng 26% so với cùng kỳ). Trong đó, Kiên Giang có diện tích tôm sú bị bệnh và thiệt hại nhiều nhất, hơn 7.172ha.

Được biết, tôm nuôi bị bệnh và thiệt hại chủ yếu ở giai đoạn 30 – 80 ngày tuổi (tập trung nhiều ở tháng 4 và tháng 5). Trong đó, tổng diện tích thiệt hại do bệnh là hơn 2.290ha. Cụ thể, bệnh đốm trắng chiếm diện tích hơn 929ha. Bên cạnh đó, ngoài những tác nhân gây hại trên, một phần diện tích thiệt hại do môi trường (hơn 7.087ha), chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh (hơn 3.031ha).

Theo nhận định của Tổng cục Thủy sản, diện tích nuôi và sản lượng tôm sú nước ta hiện nay đang chiếm tỷ lệ rất cao trên thế giới (khoảng từ 30 – 38%). Đây là loài có giá trị thương mại cao, có thị trường ổn định và khả năng cạnh tranh lớn.

Kế hoạch năm 2018, sẽ tiếp tục duy trì diện tích nuôi tôm hiện có và tập trung đẩy mạnh các giải pháp công nghệ để nâng cao năng suất, sản lượng, phấn đấu đạt 720.000 tấn. Trong đó, sản lượng tôm sú là 271.500 tấn và sản lượng tôm thẻ là 448.500 tấn.

NNVN
Đăng ngày 11/07/2018
Trần Duy
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 15:24 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 15:24 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:24 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 15:24 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:24 16/04/2024