Gỡ vướng về công bố hợp quy, dán nhãn năng lượng cho hàng nhập SXXK

Vướng mắc của DN về công bố hợp quy, dán nhãn đối với hàng nhập sản xuất xuất khẩu (SXXK) sẽ được giải quyết ngay khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28-4-2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2 năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020.

mạ băng
DN chế biến tôm XK. Ảnh: N.Huế

Theo đó, Chính phủ giao Bộ Y tế sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các quy định về thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm theo hướng áp dụng phương thức quản lý rủi ro; áp dụng chủ yếu kiểm tra an toàn thực phẩm sau khi thông quan thay vì kiểm tra tại thời điểm thông quan; kiểm tra trong quá trình sản xuất thay vì kiểm tra theo lô hàng.

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2012/TT-BYT về thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trong trường hợp sản phẩm chỉ thay đổi về kích cỡ vật liệu bao gói trước tháng 9-2016.

Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thực hiện ghi nhãn phụ, dán nhãn sản phẩm, công bố hợp quy, công bố sự phù hợp theo hướng không yêu cầu áp dụng đối với nguyên liệu, thực phẩm NK để sản xuất XK, gia công XK và nhập kinh doanh để sản xuất tiếp hàng XK.

Được biết, trong thời gian vừa qua, một số DN thủy sản đã bị lập biên bản vi phạm về ghi nhãn bao bì vì không ghi nhãn phụ tiếng Việt. Theo quản lý thị trường thì nguyên liệu thủy sản NK nhập kho thì phải dán nhãn phụ tiếng Việt. Tuy nhiên, đa số DN thủy sản nhập nguyên liệu thủy sản để SXXK hoặc nhập kinh doanh để SX tiếp hàng XK (đều không lưu thông hay tiêu thụ trong nước), nên không thể có được nhãn phụ tiếng Việt theo quy định.

Theo Điều 10, Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa thì trách nhiệm ghi nhãn phụ là cho việc đưa hàng hóa ra lưu thông ở thị trường trong nước. Hàng hóa dùng để chế biến hàng XK, không lưu thông trong nước thì không phải ghi nhãn phụ tiếng Việt. Từ thực tế này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị Bộ Y tế chủ trì và chỉ đạo việc có văn bản hướng dẫn cho nguyên liệu, thực phẩm NK để SXXK, gia công XK và nhập kinh doanh để SX tiếp hàng XK (tức đều không tiêu thụ trong nước) không phải thực hiện ghi nhãn phụ.

Còn về việc dán nhãn sản phẩm, tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 quy định về nội dung dán nhãn sản phẩm như sau: “Nội dung bắt buộc phải ghi nhãn: tên sản phẩm; thành phần cấu tạo; định lượng sản phẩm; ngày sản xuất; thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản; hướng dẫn sử dụng; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm; xuất xứ; số giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP; các khuyến cáo, cảnh báo ATTP”.

Tuy nhiên, theo VASEP quy định có “số giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP” này chỉ đúng khi DN NK phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm để tiêu thụ trong nước. Còn việc NK những mặt hàng này để chế biến sản phẩm thủy sản XK hoặc làm nguyên liệu SX tiếp thì không phù hợp.

Bởi hiện nay chủ yếu các DN thủy sản nhập nguyên liệu thô (nguyên con, hoặc chỉ sơ chế rồi đông lạnh, đóng gói sơ bộ từ 2kg đến 10kg và 20kg/túi; với cá ngừ và cá biển khai thác cấp đông trên tàu và DN mua trực tiếp từ các tàu thì đông lạnh xô và chuyển hàng từng túi hoặc thùng lớn không có bao bì) để có đủ nguyên liệu cho chế biến XK, không tiêu thụ trong nước. Do vậy khi NK hàng về không có số giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP ghi trên nhãn.

VASEP kiến nghị Bộ Y tế chủ trì việc điều chỉnh hay bổ sung quy định để không bắt buộc hàng NK để SXXK hoặc nhập kinh doanh nhưng làm nguyên liệu sản xuất tiếp phải tuân theo quy định dán nhãn quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

Tại Chương 2, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm áp dụng cho cả hàng nhập khẩu để SXXK, không tiêu thụ trong nước vẫn phải công bố hợp chuẩn hợp qui. Thực tế, để hoàn thành thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP, DN phải mất rất nhiều thời gian (thường là khoảng 1 tháng) với nhiều loại giấy tờ kèm theo và phát sinh chi phí lưu kho, lưu bãi, thậm chí có thể làm mất cơ hội kinh doanh DN không nhận hàng kịp nên không giao hàng nhanh theo yêu cầu khách hàng.

Trong khi hàng NK này là nguyên liệu sản xuất tiếp và để XK chứ không tiêu thụ nội địa. Khi nhập khẩu vẫn tuân thủ đầy đủ các yêu cầu kiểm tra Nhà nước về hồ sơ và kiểm tra chất lượng ATTP. VASEP kiến nghị Bộ Y tế chủ trì và trình Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định để với hàng NK để SXXK hoặc nhập kinh doanh nhưng làm nguyên liệu sản xuất tiếp thì không cần phải thực hiện thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP.

Báo Hải Quan, 15/05/2016
Đăng ngày 16/05/2016
Lê Thu
Doanh nghiệp
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Sự khác biệt giữa EHP và các vi bào tử trùng khác là gì?

Bệnh EHP đang trở thành mối đe dọa đáng lo ngại cho người nuôi tôm hiện nay. Mặc dù không gây ra tử vong hàng loạt cho tôm nhưng lại gây ra thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi do ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng và tốc độ phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 14:01 23/05/2023

Chính thức mở cổng đăng ký Vietstock 2023

Vietstock 2023 là triển lãm chuyên ngành Chăn nuôi, Thức ăn Chăn nuôi, Thủy sản và Chế biến Thịt hàng đầu Việt Nam. Triển lãm chính thức mở công đăng ký tham quan vào ngày 18/05/2023.

Vietstock 2023
• 11:15 22/05/2023

Thông cáo báo chí: Hội chợ triển lãm công nghệ ngành thủy sản Việt Nam 2023 - Fistech 2023

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2023 – Nhận được sự ủng hộ của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Công ty Cổ phần Truyền thông và Dịch vụ Nông nghiệp Số phối hợp với Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tổ chức Hội chợ Triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần thứ nhất năm 2023 (Fistech 2023).

Fistech 2023
• 18:53 18/05/2023

Ứng dụng của Virkon™ A trong trại sản xuất tôm giống

Trại sản xuất tôm giống thường cân nhắc trong việc lựa chọn sản phẩm diệt khuẩn an toàn.

Virkon™ A
• 12:18 08/05/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 16:33 01/06/2023

Kiêng tôm khi bị ho?

Người bị ho nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình một số nhóm thực phẩm giàu vitamin, kháng viêm. Việc kiêng một số loại hải sản như tôm là chưa có căn cứ khoa học.

Lột vỏ tôm
• 16:33 01/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 16:33 01/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 16:33 01/06/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 16:33 01/06/2023