Mục tiêu nuôi trồng thủy sản bền vững

Khi ngành thực phẩm xanh mở rộng đóng góp vào an ninh lương thực toàn cầu, FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) tiến hành phác thảo cam kết của tổ chức đối với kế hoạch chuyển đổi Xanh và những hoạt động mang tính bền vững.

Mô hình nuôi lồng bè
Mô hình nuôi lồng bè trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: thefishsite.com

Sự tăng trưởng mạnh mẽ 

FAO cho biết thực phẩm thủy sản có rất nhiều đóng góp trong vấn đề an ninh lương thực và dinh dưỡng toàn cầu. Theo báo cáo mới nhất về “Thực trạng Khai thác và Nuôi trồng thủy sản thế giới” (SOFIA), tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt mức kỷ lục 214 triệu tấn vào năm 2020, bao gồm 178 triệu tấn động vật thủy sản và 36 triệu tấn tảo. 

Ngoài khối lượng sản xuất kỷ lục trên cả hai lĩnh vực, tổ chức này dự kiến ​​sẽ mở rộng hơn việc sản xuất thức ăn thủy sản trong 10 năm tới. Trong ba thập kỷ qua, tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là ở châu Á. Khi nuôi trồng thủy sản tiếp tục được mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thức ăn thủy sản. Tuy nhiên, điều thiết yếu nhất của việc tăng trưởng này là sự bền vững. 

Theo số liệu thống kê gần đây, Sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu đạt kỷ lục 122,6 triệu tấn vào năm 2020, với tổng giá trị 281,5 tỷ USD. Phần lớn được thúc đẩy bởi sự mở rộng ở Chile, Trung Quốc và Na Uy, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu tăng ở mọi khu vực ngoại trừ châu Phi, chủ yếu là do sự sụt giảm ở hai quốc gia sản xuất chính là Ai Cập và Nigeria. Châu Á tiếp tục thống trị ngành nuôi trồng thủy sản thế giới, chiếm 91,6% tổng số. 

Nhu cầu đang tăng lên và sản xuất đang cố gắng để theo kịp tốc độ. Phần lớn điều này xảy ra tại các khu vực thuộc châu Á, sản lượng đang tăng lên ở các khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, ở một số khu vực như Châu Phi, nơi có thể xảy ra điều đáng lo ngại do tăng trưởng sản xuất không theo kịp với tốc độ tăng dân số. Châu Phi thực sự là khu vực duy nhất cho thấy sự sụt giảm đáng báo động về lượng sản phẩm thủy sản bình quân đầu người. 

Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành, việc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững là rất quan trọng nếu muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thức ăn thủy sản. Tuy nhiên, đối với tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cả việc mở rộng và thâm canh đều tiềm ẩn những rủi ro đối với môi trường. Quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách có trách nhiệm, giảm thiểu rủi ro môi trường và đảm bảo rằng lợi ích từ nuôi trồng thủy sản được phân phối công bằng là một trong những lý do khiến cộng đồng toàn cầu yêu cầu FAO giúp xây dựng Hướng dẫn về Nuôi trồng Thủy sản Bền vững (GSA). 

Thách thức về cân bằng giữa đa dạng sinh học và sinh kế 

Mô hình nuôi tômMô hình nuôi tôm công nghiệp. Ảnh: vi.wikipedia.org

Ở một mức độ nào đó, đã xuất hiện rất nhiều hình thức sản xuất nuôi trồng thủy sản khác nhau, FAO đã và đang phát triển từ 600 - 700 loài sinh vật thủy sinh khác nhau có thể tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau, từ các ao nước ngọt trên cạn đến các cơ sở ven biển và ngoài khơi bằng cách áp dụng các phương pháp nuôi đa dạng, nhằm mục đích vừa bảo vệ đa dạng sinh học và tạo ra sinh kế cho người dân. 

Chẳng hạn như hệ thống nuôi cá – lúa tích hợp, trong đó sự kết nối của các thành phần sản xuất lúa và cá có thể làm tăng thu nhập cho các gia đình nông dân, cải thiện năng suất lương thực và dinh dưỡng, giảm thiểu sử dụng hóa chất bổ sung vào hệ sinh thái, tăng khả năng chống chịu với những thay đổi của môi trường. 

Nâng cao tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản 

FAO đã làm việc từ năm 2017, thông qua các quá trình tham vấn toàn cầu và khu vực, về việc xác định các sáng kiến ​​thành công trong hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững và biên soạn chúng vào dự thảo GSA (GSA dựa trên các khuôn khổ pháp lý và thể chế hợp lý và có hiệu lực, nhằm tạo ra môi trường thích hợp cho tăng trưởng nuôi trồng thủy sản bền vững và cho phép ngành nuôi trồng thủy sản tối ưu hóa đóng góp của mình vào các mục tiêu phát triển). 

Dự thảo GSA đã được rút ra từ một loạt các cuộc tham vấn do FAO tổ chức, lấy ý kiến từ các chuyên gia về phạm vi hoạt động và các vấn đề chính của ngành. Đồng thời tiến hành thảo luận, thương lượng về văn bản với đại diện chính phủ, đảm bảo tất cả các quan điểm và ưu tiên của quốc gia và khu vực đều nhất trí. 

Đăng ngày 27/12/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 06:02 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 06:02 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 06:02 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 06:02 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 06:02 20/04/2024