Phát hiện bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chỉ trong 5 phút bằng que thử

Đây là phương pháp đặc hiệu, đơn giản, cho kết quả trực quan tại thực địa trong vòng 5-10 phút, thay cho các phương pháp cấy phân lập, chẩn đoán mô học, PRC đòi hỏi phải có kỹ thuật viên có trình độ cao và phòng thí nghiệm.

tôm thẻ chân trắng
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) là một loại bệnh khiến tôm chết sớm (EMS), vô cùng nguy hiểm và vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Chứng bệnh này liên quan nhiều đến việc kiểm soát và quản lý môi trường ao nuôi tôm. Ảnh minh họa.

Tại Hội thảo “Ứng dụng que thử phát hiện nhanh hai độc tố ToxA và ToxB của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm nuôi ở Tây Nam Bộ”, do Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TPHCM tổ chức ngày 26/11, PGS. TS Trần Văn Hiếu, Phó chủ nhiệm Khoa Sinh học – Công nghệ sinh học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên TPHCM cho biết, AHPND là một bệnh khiến tôm (sú, thẻ) chết sớm, với tỷ lệ chết lên đến 100%, lây lan nhanh chóng, gây ra bởi vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mang hai độc tố ToxA, ToxB.

Hiện nay, bệnh AHPND chưa có phương pháp điều trị, nên cần có phương pháp chẩn đoán để phát hiện bệnh chính xác, nhanh tại thực địa. Qua đó, người dân có phương án kịp thời để xử lý và thông báo ngay cho cơ quan quản lý thông báo dịch bệnh.

Theo PGS.TS Trần Văn Hiếu, để chẩn đoán bệnh, có thể sử dụng một số phương pháp như nuôi cấy phân lập, chẩn đoán mô học, PRC. Tuy nhiên, các phương pháp này có nhược điểm như tốn nhân công, cần kỹ thuật viên có trình độ cao, phòng thí nghiệm, chứ không thể làm tại thực địa. Vì vậy, người dân khó quyết định được bệnh do tác nhân nào gây ra một cách nhanh chóng.

que thử
Que thử do nhóm nghiên cứu sản xuất. Ảnh minh họa.

Trước thực tế đó, nhóm tác giả đã nghiên cứu, sản xuất que thử dựa trên tương tác kháng nguyên – kháng thể. Đây là phương pháp đặc hiệu, đơn giản, cho kết quả trực quan nhanh ngay tại thực địa (5 – 10 phút).

Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã thu thập thông tin và đánh giá toàn diện thực trạng bệnh AHPND trên các tỉnh nuôi tôm lớn của đồng bằng sông Cửu Long như Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang,... Đồng thời, thu các chủng vi khuẩn gây bệnh, giải trình tự gene và phân tích đặc điểm di truyền để cung cấp thông tin toàn diện về cơ chế gây bệnh và khả năng lây truyền. Sau đó, tạo ra các độc tố, thu nhận protein tương ứng, thu kháng thể,… để sản xuất que thử.

Các que thử đã được Trung tâm Chất lượng Nông lâm Thủy sản vùng IV đánh giá có độ đặc hiệu 98 % và độ nhạy 94 %. Thử nghiệm (dùng đầu tôm để test) cho thấy, chỉ trong khoảng 5 phút, cho kết quả chính xác (1 vạch không bệnh, 3 vạch có bệnh). Que thử đã được giới thiệu và hướng dẫn sử dụng cho người dân nuôi tôm ở một số tỉnh như Bến Tre, Bạc Liêu,...

Theo TS Hiếu, việc sản xuất thành công que thử, góp phần giải quyết bài toán kiểm soát sớm dịch bệnh AHPND. Ngoài ra, đây là công nghệ nền, chỉ cần thay đổi kháng thể là có thể sản xuất ra nhiều que thử cho các bệnh khác nhau trên các đối tượng thủy sản.

Khoa học và Phát triển
Đăng ngày 30/11/2021
Kiều Anh
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 00:25 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 00:25 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 00:25 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 00:25 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 00:25 25/04/2024