Tp.HCM: Kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường nước nuôi trồng thủy sản (Ngày thu mẫu 20/10/2021)

Chi cục thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố các chỉ tiêu môi trường nước nuôi trồng thủy sản được ghi nhận ngày 20/10/2021

Người nuôi cần theo dõi các chỉ số quan trắc môi trường để có biện pháp xử lý ao nuôi hợp lý. Ảnh minh họa.

Cảnh báo và Khuyến nghị

Vùng nuôi tôm huyện Nhà Bè

+ Chỉ số DO (4,44  –  4,47mg/l), COD (4,24 – 4,88mg/l), độ trong, nhiệt độ nằm trong giới hạn cho phép;

+ Chỉ số pH (6,80  –  6,90), độ kiềm (24,0  – 25,0mg CaCO3/l) tại các khu vực đều thấp hơn giới hạn cho phép;

+ Độ mặn tại khu vực xã Hiệp Phước nằm trong giới hạn cho phép (5 – 7‰), riêng khu vực Rạch Tôm xã Nhơn Đức thấp hơn giới hạn cho phép (0‰);

+ Chỉ số NH4-N tại khu vực Bến Đò Kinh Lộ xã Hiệp Phước và Rạch Tôm xã Nhơn đức nằm trong giới hạn cho phép (< 0,01 – 0,23 mg/l), trừ khu vực Cầu Sóc vàm xã Hiệp Phước cao hơn giới hạn cho phép (0,36 mg/l);

+ Chỉ số TSS tại các khu vực vượt giới hạn cho phép (150 – 156mg/l).

– Chỉ tiêu vi sinh: khu vực Cầu Sóc Vàm và Bến Đò Kinh Lộ xã Hiệp Phước có sự hiện diện của Vibrio spp với mật độ thấp (0,055 – 0,08×103CFU/ml). Khu vực Rạch Tôm xã Nhơn Đức có hiện diện Aeromonas với mật độ thấp (0,02×103CFU/ml) (độ mặn < 5 ‰). Không có hiện hiện Vibrio phát sáng.

Vùng nuôi tôm huyện Cần Giờ

 – Chỉ tiêu lý hóa

+ Chỉ số NH4-N (<0,01mg/l), DO (4,45 – 4,57mg/l), COD (2,24 – 4,00 mg/l), nhiệt độ, độ trong tại các khu vực nằm trong giới hạn cho phép;

+ Chỉ số pH tại khu vực Rạch Ông Thành xã Lý Nhơn nằm trong giới hạn cho phép (7,04) các khu vực còn lại đều thấp hơn giới hạn cho phép (6,70 – 6,93);

+ Chỉ số độ mặn tại khu vực Tắc Tây Đen xã Tam Thôn Hiệp, Rạch Gốc Tre và Rạch Ông Thành xã Lý Nhơn nằm trong giới hạn cho phép (5 – 9‰), các khu vực còn lại đều thấp hơn giới hạn cho phép (1 – 4 ‰);

+ Độ kiềm tại khu vực Rạch Ông Thành xã Lý Nhơn nằm trong giới hạn cho phép (64,5mg CaCO3/l), các khu vực còn lại thấp hơn giới hạn cho phép (20 – 36mg CaCO3/l);

+ Chất rắn lơ lửng TSS tại các khu vực đều vượt giới hạn cho phép (96 – 141mg/l).

– Chỉ tiêu vi sinh: khu vực Tắc Tây Đen xã Tam Thôn Hiệp, Rạch Gốc Tre và Rạch Ông Thành xã Lý Nhơn có sự hiện diện của Vibrio spp với mật độ thấp (0,03- 0,55×103 CFU/ml). Khu vực xã Bình Khánh, An Thới Đông, Rạch Đước (TTH) –  xã Tam Thôn Hiệp, Doi Tiều và Cống T3 – xã Lý Nhơn có sự hiện diện của Aeromonas với mật độ thấp  (<10 – 0,065×103 CFU/ml). Các khu vực không có sự hiện diện của Vibrio phát sáng.

- Hiện nay đang trong mùa mưa, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao, dễ dẫn đến phát sinh dịch bệnh, cần đảm bảo mực nước trong ao cao nhằm ổn định nhiệt độ, đặc biệt các khu vực có chỉ số TSS cao hơn nhiều so với giới hạn cho phép. Để giảm tác hại cho tôm nuôi, hộ nuôi cần sử dụng chế phẩm sinh học xử lý ao nuôi, giúp phân hủy các chất lắng tụ làm sạch đáy và nước ao nuôi; phủ bạt quanh bờ ao và tạo gờ cao quanh mép bờ để giảm thiểu tình trạng ao nuôi bị đục vào mùa mưa.

Vùng nuôi nghêu huyện Cần Giờ

– Chỉ tiêu lý hóa:

+ Độ mặn tại hầu hết khu vực nuôi nghêu dao động ở mức 24‰, riêng khu vực Đuôi Sam (4) xã Lý Nhơn độ mặn ở mức 11‰;

+ Độ pH nằm trong giới hạn thích hợp (7,18 – 7,80);

+ Độ kiềm tại các khu vực trong khoảng (65,5 – 89,0 mg CaCO3/l);

+ COD tại các khu vực nằm trong khoảng (2,08 – 3,20mg/l);

+ Chỉ số TSS vượt giới hạn phù hợp (90 – 118mg/l);

– Chỉ tiêu vi sinh: đa số các khu vực đều có sự hiện diện của Vibrio spp với mật độ thấp (0,07 – 0,58×103CFU/ml), riêng khu vực Đầu Vàm TA – Thạnh An vượt giới hạn cho phép (1,005×103CFU/ml). Các khu vực không có hiện diện Vibrio phát sáng.

 Khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên thả nghêu giống không rõ nguồn gốc; Nên thả nuôi mật độ từ 180 – 200 con/m2; cỡ giống nuôi từ 400 – 600 con/kg; không thả giống vào thời điểm thời tiết không thuận lợi (từ tháng 1 – 3 âm lịch). Đối với nghêu chưa đạt cỡ thu hoạch thì chủ động san thưa không để mật độ nuôi quá dày.

Vùng nuôi thủy sản huyện Bình Chánh

– Chỉ tiêu lý hóa:

+ Các chỉ số pH (7,00 – 7,50), độ mặn (0 – 1‰), độ kiềm (72,0 – 76,0 mgCaCO3/l), DO (4,35 – 4,45 mg/l) đều nằm trong giới hạn cho phép;

+ Chỉ số NH4–N tại các khu vực vượt giới hạn cho phép (1,85 – 2,54 mg/l);

+ Chỉ số COD thấp hơn giới hạn cho phép (7,26 – 9,90 mg/l);

+ Chỉ số TSS  tại nhiều  khu vực vượt giới hạn cho phép (136 – 157mg/l).

– Chỉ tiêu vi sinh: các khu vực đều có sự hiện diện của Aeromonas với mật độ thấp (0,03 – 0,285 x 103 CFU/ml).

Hiện nay đang trong mùa mưa, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao. Nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ và nhiễm khuẩn, đề nghị bà con không nên cấp trực tiếp nước vào ao nuôi, cần phải qua ao lắng như:

+ Xử lý diệt vi khuẩn ; Bổ sung thêm các Vitamin, khoáng chất trong khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng. Tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước, góp phần hạn chế việc thay nước thường xuyên;

+ Nồng độ NH4-N tại các vị trí đều vượt giới hạn cho phép, các hộ nuôi thủy sản hạn chế lấy nước.

TTKN Tp.HCM
Đăng ngày 04/11/2021
Chi cục Thủy sản
Môi trường

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 20:09 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 20:09 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 20:09 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:09 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 20:09 23/04/2024