BFT có liên quan đến sự sinh trưởng của các vi sinh vật trong ao nuôi tôm, chúng sẽ sử dụng chất thải của tôm nuôi làm thức ăn. Công nghệ này đã được áp dụng ở một số tỉnh miền Trung và Đồng bằng Sông Cửu Long.
Cùng với BFT, một số tỉnh đã triển khai mô hình nuôi ghép tôm và cá rô phi, cho hiệu quả kinh tế cao. Trong thời gian tới,
BFT sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng trong những điều kiện tự nhiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long trước khi chuyển giao cho nông dân.
Tập đoàn Minh Phú là một nhà xuất khẩu thủy sản lớn đã ứng dụng BFT để phòng tránh EMS và trong năm 2013 đã sử dụng hơn 20 ha diện tích mặt nước để nuôi tôm kết hợp với cá rô phi. Theo VASEP, tỷ lệ tôm chết do EMS đã giảm “đáng kể”.
Năm nay, nông dân ở tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành thả ghép tôm và cá điêu hồng, nên tỷ lệ ao tôm bị mất trắng giảm đáng kể, tỷ lệ tôm chết vì bệnh EMS giảm và sản lượng cũng tăng lên. Còn những nơi chưa áp dụng cách nuôi này thì tỷ lệ tôm chết từ 30% đến 70% sau 30 ngày thả nuôi. Công nghệ BFT cũng được áp dụng tại Trung Quốc và Thái Lan đã chứng minh tính hiệu quả cao, VASEP cho biết.
Bằng những biện pháp quản lý EMS, ngành nuôi tôm Thái Lan đã có sự hồi phục rõ nét. Sản lượng tôm trong năm 2014 của Thái Lan ước tính sẽ đạt 300.000 tấn, tăng 50.000 tấn so với năm 2013 và có thể đạt 500.000 tấn trong năm 2016. Sản lượng tôm của Trung Quốc cũng cho thấy dấu hiệu hồi phục./.