Bệnh xuất huyết do virus ở cá chép
Spring virus disease
Nguyên nhân
Bệnh xuất huyết (đốm đỏ) có tác nhân gây bệnh là virus và điều tra sự biến đổi của môi trường và sự kết hợp giữa 2 tác nhân virus và vi khuẩn.
Từ 2 dạng bệnh xuất huyết cấp tính điển hình vμ dạng bệnh mãn tính lở loét. Fijan và CTV, 1971 đã phân lập được tác nhân gây bệnh là virus Rhabdovirus carpio. Tiếp theo là hàng loạt các nhà khoa học Châu Âu, Mỹ, Nhật và đi sâu nghiên cứu tác nhân gây bệnh xuất huyết (bệnh virus mùa xuân) ở cá chép và nhiều loài cá trong họ cá chép; cá mè trắng.
R. carpio, cấu trúc acid nhân là ARN và lớp vỏ là protein (Gupta vμ Roy, 1980, 1981; Kiuchi vμ Roy, 1984; Roy, 1981; Roy và CTV, 1984) hình que một đầu tròn như viên đạn, chiều dài 90-180nm, rộng 60-90nm, nó có 450 lớp mμng, trạng thái xốp kích thước 200nm nhưng thường giữ lớp màng 100nm. Việc chẩn đoán bằng kháng huyết thanh đã xác định được Rhabodovirus ở nhiều cá khác nhau. Thei Hill và CTV, 1975 đã thừa nhận virus gây bệnh viêm bóng hơi cá chép đều là virus gây bệnh xuất huyết ở cá chép.
Triệu chứng
- Trạng thái: Dấu hiệu đầu tiên cá ngạt thở, bơi ở tầng mặt, cá chết chìm ở tầng đáy, cá mất thăng bằng bơi không định h−ớng (bệnh viêm bóng hơi)
- Dấu hiệu bên ngoài: mang và da xuất huyết có thể ở cả mắt. Da có màu tối, những chỗ viêm có nhiều chất nhầy, mắt lồi nhẹ, mang nhợt nhạt, các tơ mang dính kết lại. Máu loãng chảy ra từ hậu môn.
- Nội tạng; Bụng chướng to, trong xoang bụng xuất huyết có dấu hiệu tích nước (phù), bóng hơi xuất huyết và teo dần một ngăn, lá lách sưng to, tim, gan, thận, ruột xuất huyết, xoang bụng có chứa nhiều dịch nhờn.
Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý và bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân và mùa thu. Bệnh phát rất nhanh (bệnh cấp tính), tỷ lệ chết cao. Khi phân lập không có vi khuẩn và có các dấu hiệu bệnh bên ngoài thì xác định dễ dàng là virus.
Phân bố
Bệnh chủ yếu gặp ở cá chép, chúng gây bệnh từ cá giống đến cá thịt.
Phòng trị
Một biện pháp sinh học cơ bản để phòng bệnh là nhiệt độ bằng cách nuôi cá ở nhiệt độ cao hơn 200C. Vì những dấu hiệu thay đổi mùa vụ là đặc trưng giới hạn của bệnh phát triển (bệnh virus mùa xuân). Do đó khi phòng bệnh cho cá, chúng ta có thể nuôi cá ở những vùng nước ấm vì tác nhân gây bệnh ít xuất hiện.
Biện pháp phòng bệnh bằng cách chọn giống những cá có sức đề kháng với bệnh xuất huyết do virus có thể áp dụng đựoc, nhưng thực hiện biện pháp này không đại trà được. Từ năm 1962 Liên Xô cũ đã có chương trình chọn giống cá chép có sức đề kháng với bệnh xuất huyết do virus đã xác nhận rằng tỷ lệ sống khi nuôi cá chép giữa cá có sức đề kháng với bệnh và cá dễ mắc bệnh chênh nhau khoảng 30% (Kirpichnikov và Faktorovich, 1972; Kirpichnikov và CTV, 1972). ở V−ơng quốc Anh đã tìm đ−ợc dòng cá chép nuôi nội địa có sức đề kháng hơn cá chép hoang dại. Tỷ lệ chết của cá chép hoang dại là 60-90% trong khi đó cá chép nuôi (nhà) tỷ lệ chết không đáng kể (Hill, 1977).
Qua thực tế việc chữa và phòng bệnh đối với bất kỳ một bệnh virus ở cá thì biện pháp phòng bằng hoá chất không cho kết quả cao (gần như không có tác dụng). Biện pháp phòng bệnh bằng miễn dịch có thể cho kết quả tốt hơn và đã thực hiện cho bệnh xuất huyết do virus ở cá chép. Sự phát triển ngày càng mạnh về biện pháp phòng bệnh bằng miễn dịch cho người và động vật nhưng đối với cá nó cũng bị giới hạn như khả năng miễn dịch theo tuổi của cá và nhiệt độ (cao hơn 200C) thuận lợi cho phản ứng miễn dịch của cá. Nhưng vacxin xét về mặt kinh tế chưa đáp ứng cho nghề nuôi cá nh− giá thành cao. Trong ao nuôi cá giống khó thực hiện được phòng bệnh bằng vacxin.
Áp dụng theo phương pháp phòng chung.