Bệnh Vibrios trên cá mú nuôi thương phẩm
Bệnh Vibriosis hay còn gọi là “Nhiễm trùng huyết xuất huyết do vi khuẩn Vibrio” và thường liên quan đến bệnh nhọt đỏ, do Streptococcus sp. Bệnh đã được ghi nhận ở các loại cá mú: Epinephelus malabaricus, E. tauvina, E. coioides và E. bleekeri. Vùng phân bố của bệnh tương đối rộng, ở Brunei Darussalam, Malaysia, Đài Loan, Indonesia, Kuwait, Thái Lan, Singapore, Philippines, Trung Quốc, Việt Nam….
Nguyên nhân
Các tác nhân gây bệnh của Vibriosis là các vi khuẩn thuộc chi Vibrio, như: Vibrio parahaemolyticus, V alginolyticus, V Vulnificus và V.carchariae.
Vibrio là một chi của vi khuẩn Gram âm, sở hữu một hình cong-que (dấu phẩy), nên người ta còn gọi là “phẩy khuẩn”, tất cả các thành viên của chi là cử động dể dàng và có cực roi với lớp vỏ. Các loài Vibrio thường có hai nhiễm sắc thể, đây là điều khác biệt của Vibrio với các vi khuẩn khác. Mỗi nhiễm sắc thể có nguồn gốc sao chép riêng biệt, độc lập, và được bảo tồn cùng nhau theo thời gian trong chi.
Từ trái qua phải, lần lượt là Vibrio parahaemolyticus (1), V.alginolyticus (2), V.Vulnificus (3)
Triệu chứng
Các giai đoạn bị ảnh hưởng: Vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến cá mú ở giai đoạn cá giống, cá con, cá trưởng thành và cá bố mẹ.
Triệu chứng lâm sàng: Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là chán ăn hoặc không ăn, cơ thể sẫm màu. Cá có thể lờ đờ, bơi gần mặt nước. Cá mú bị ảnh hưởng của bệnh có thể mất cân bằng khi bơi và thể hiện hành vi bơi lội bất thường. Một trong những dấu hiệu của bệnh là lở loét cơ thể và có thể bị xuất huyết. Thối vây, thường bắt đầu bởi các dấu hệu mòn đầu vây và dần dần bị hoại tử. Mờ đục giác mạc mắt cũng là dấu hiệu phổ biến của bệnh. Xuất huyết trong ở khoang bụng và xuất huyết nội tạng.
Biều hiện bệnh Vibriosis ở cá mú bố mẹ loài Epinephelus coioides: a) Các tổn thương da và xuất huyết ở phần lưng, b) vây ngực xuất huyết, cho thấy vây bị thối và c) chảy máu ở bụng.
Trong trường hợp cá mú nhiễm V.carchariae, có triệu chứng viêm dạ dày và ruột biểu hiện ruột sưng có chứa dịch màu vàng, có thể quan sát được bằng mắt thường.
Bệnh có khả năng gây tử vong từ 10% đến 50%, và ảnh hưởng lên bầy đàn tùy thuộc vào vùng nuôi và sự quản lý.
Quá trình lây truyền: Sự lây lan của bệnh do Vibrio gây ra có tương quan với độ mặn cao (30-35ppt). Bệnh có thể lây truyền qua nước hoặc từ cá tạp khi cho cá mú ăn. Nhiễm trùng dễ có khả năng khi cá bị nhiễm ký sinh trùng khác hoặc chấn thương cơ học trong quá trình vận chuyển và phân loại.
Phân bố
Phòng trị
Phương pháp phòng ngừa: Cần tránh làm trầy xước cá trong quá trình thả, lấy mẫu, thay lưới, phân loại hoặc thả nuôi với mật độ quá đông. Chất lượng nước phải được quản lý tốt, và duy trì khử khuẩn, thay nước đều đặn.
Hàng ngày theo dõi sức ăn, hoạt động của cá và môi trường nước. Khoảng 3-5 ngày cọ rửa lưới một lần cho thông thoáng nước, tăng sức nổi của lồng. Với lồng tre 10 -15 ngày cọ rửa đáy lồng một lần. Hàng tháng phải phân lọc con lớn, trội để nuôi riêng do cá mú tranh ăn mạnh, con lớn át con bé. Khi thiếu mồi ăn, đói, chúng ăn lẫn nhau hoặc làm trầy xước da con khác.
Phương pháp chữa trị: Bệnh có thể được kiểm soát bằng phương pháp tắm nước ngọt cho cá trong vòng 10 - 15 phút. Cá bị ảnh hưởng của bệnh có thể được điều trị bằng axit oxalinic trộn với thức ăn ở mức 20 mg/kg cá.
Hoặc có thể dùng Terramycin thêm vào thức ăn ở mức 7,5 g/kg, trong 5 ngày, giảm xuống còn 3,75 g/kg trong 5 ngày tiếp theo, cũng cho thấy hiệu quả trong điều trị.
Điều trị tắm Prefuran trong 1 giờ với tốc độ 2 ppm cũng có thể được thực hiện (tuy vậy phương pháp này cần được tham vấn ý kiến chuyên môn của cơ quan thú y thủy sản về các điểm cần xem xét trước khi sử dụng kháng sinh và danh sách các chất chống nhiễm trùng được khuyến nghị sử dụng cho cá biển dùng làm thực phẩm).
Tài liệu tham khảo
J.L. Jones, 2017. Vibrio. Foodborne Diseases (Third edition), Chapter 11, Pages 243-252.
Nagasawa, K. and E. R. Cruz-Lacierda (eds.) 2004. Diseases of cultured groupers. Southeast Asian Fisheries Development Center, Aquaculture Department, Iloilo, Philippines. 81 p.