Hội chứng lở loét trên cá lóc

Epizootic Ulcerative Syndrome – EUS

I. GIỚI THIỆU

Hội chứng lở loét trên cá lóc (Epizootic Ulcerative Syndrome – EUS) là tên gọi để mô tả một bệnh cực kỳ nguy hiểm đã lan nhanh ở nhiều nước của Châu Á Thái Bình Dương. Theo báo cáo, đầu tiên bệnh được phát hiện vào tháng 03/1972 ở miền Trung Queensland – Austraylia và kéo dài cho đến ngày nay. Bệnh xuất hiên ở cá nuôi và cá nước ngọt tự nhiên tại Việt Nam, trong đó cá lóc là đối tượng cảm nhiễm có tỷ  lệ cao. Bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa mưa (tháng 10 – 12) và đầu mùa khô (tháng 1 – 2).
bệnh lở loét trên cá lóc, mức độ phân bố của bệnh
Mức độ phân bố của Hội chứng lở loét (EUS)

Nguyên nhân

II. TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Bệnh xuất hiện do hiều tác nhân gây nên và cho đến nay vẫn chưa có khẳng định tác nhân cơ bản gây nên dịch lở loét này.

1. Tác nhân sinh học

- Nấm Aphanomyces invadans được xem là tác nhân bắt buộc gây ra lở loét và là yếu tố chính tấn công vào các cơ quan nội tạng làm xuất huyết, hoại tử và dẫn đến cái chết của cá khi mắc bệnh. Ngoài ra một số nghiên cứu còn phân lập phát hiện nấm Saprolegnia spp. trong mẫu nội tạng cá.

bệnh lở loét trên cá lóc, nguyên nhân gây bệnh
Nấm Aphanomyces ivadans và  Nấm Saprolegnia spp.

- Do Vi khuẩn: Một số loài vi khuẩn được phân lập từ các vết loét của cá: Aeromonas hydrophila, Pseudomonas sp...Trong đó vi khuẩn Aeromoas spp. được xem là nhóm vi khuẩn bản địa luôn hiện diện trong môi trường nước ngọt, chúng là những tác nhân cơ hội, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể cá và gây hại.

nguyên nhân gây bệnh lở loét trên cá lóc, bệnh trên cá lóc
Vi khuẩn Aeromonas hydrophila Vi khuẩn Pseudomonas sp.

- Do Virus: Đây là tác nhân sơ khởi gây ra hội chứng lở loét. Chúng được phát hiên vào giai đoạn đầu khi bệnh mới phát sinh, làm kiềm hãm hệ thống miễn dịch của cá và làm cho cá dễ bị nhiễm các tác nhân khác hơn. Chủ yếu virus gây bệnh là Rhadovirus, bên cạnh đó một số nghiên cứu cũng phân lập được nhóm Binavirus ở  gan cá.

bệnh lở loét trên cá lóc, virus gây bệnh lở loét trên cá lóc
Snakehead Rhadovirus (SHRV)

- Do Ký sinh trùng: một số ký sinh trùng đơn bào cũng được phát hiện khi cá mắc bệnh như trùng quả dưa, trùng loa kèn, trùng bánh xe, sán lá đơn chủ...chúng có thể làm cá bị tổn thương vào tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.

bệnh lở loét trên cá lóc, nguyên nhân gây bệnh lở loét trên cá lóc
Trùng quả dưa Sán lá đơn chủ

2. Tác nhân phi sinh học

Các yếu tố môi trường: nhiệt độ, chất lượng nước, môi trường dinh dưỡng,  các sản phẩm trao đổi chất của các cũng như sự ô nhiễm công nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong môi trường nước cũng góp phần làm giảm sức đề kháng của cá.

Do nhiều tác nhân gây ra cùng với mức độ lan truyền nhanh chóng, nên công tác phòng trừ bệnh gặp rất nhiều khó khăn, vì thế chúng được xem là một trong bệnh nguy hiểm nhất trên cá nuôi tại Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng (Bùi Quang Tề, 2006).

Triệu chứng

III. KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN

1. Quan sát dấu hiệu bệnh lý bên ngoài (Chẩn đoán lâm sàng)

Khi cá bị nhiễm Hội chứng lở loét (EUS) thường có một số biểu hiện sau:

- Cá ít ăn hoặc bỏ ăn

- Bơi nhô đầu lên khỏi mặt nước, nổi lờ đờ

- Khi bắt cá lên quan sát:

+ Da nhợt nhạt hoặc xám, có vết loét hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, vây và đuôi


+ Khi cá bệnh năng hơn, cá vết này lan rộng ra và sâu hơn, tạo thành những vết loét lớn và xuất huyết.

+ Trong trường hợp cá bệnh nặng, các vết loét lõm sâu tới xương và gây hoại tử cơ.  Xuất huyết vùng hậu môn.

cá lóc bị bệnh lở loét, triệu chứng bệnh lở loét trên cá lóc

Cá nổi đầu và bị lở loét phần đầu, thân

triệu chứng cá lóc bị bệnh lở loét, bệnh lở loét trên cá lóc

Các vết loét lan rộng và sâu Cá bị hoại tử cơ

- Giải phẫu nội tạng:

+ Khoang bụng tích nước có nhiều dịch nhờn.

+ Bóng hơi bị xuất huyết và teo dần.

+ Gan thận cũng xuất huyết (chủ yếu do nấm tấn công gây hại).

-  Sau một thời gian cá bị kiệt sức và chết, tại vị trí xuất huyết, vùng trung   tâm vết loét có màu xám, xung quanh mép vết loét có màu đen.

chuần đoán bệnh cho cá lóc, bệnh lở loét trên cá lóc

Vết bệnh sau khi cá chết

2. Kỹ thuật chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

 Phương pháp mô bệnh học

Theo Peter E. Phelan và . J. Virol, 2005. Các biểu hiện mô học của hội chứng lở loét như sau:

chuần đoán bệnh lở loét cá lóc, dấu hiệu bệnh lở loét trên cá lóc
A: Mẫu mô da và biểu bì cá khỏe và B: Mẫu mô da và biểu bì cá bệnh

chuần đoán bệnh lở loét cá lóc, dấu hiệu bệnh lở loét trên cá lóc

C) Buồng trứng cá bình thường D) Buồng trứng cá bệnh
Dấu hoa thị đen: Cá bị thoái hoá buồng trứng khi nhiễm nhiễm virus

chuần đoán bệnh lở loét cá lóc, dấu hiệu bệnh lở loét trên cá lócE) Cá khỏe: tế bào có sắc tố bình thường (F) Cá bệnh: Gan biến màu và bong bóng bơi bị tắc nghẽn

Mũi tên trắng: tế bào sắc tố có hình dạng bất thường

bệnh trên cá lóc, triệu chứng bệnh cá lóc

Hình G: Các tế bào niêm mạc bình thường và Hình H Mũi tên đen: Các biểu mô thùy trên có cấu trúc thô và chứa nhiều tế bào tăng sinh

Mũi tên trắng: Nhiều tế bào niêm mạc chuyển sang màu hồng.

bệnh trên cá lóc, cá lóc, bệnh lở loét

Hình I Sợi nấm trong vùng hoại tử cơ Và Hình J Sợi nâm trong thận cá

 Kỹ thuật PCR

Sau khi thực hiện quy trình khuếch đại DNA, sàn phẩm cho kết quả 1706 bp (Marta Alonso và ctv, 2004

PCR chuẩn đoán bệnh trên cá lóc

Hình K. Kích thước sản phẩm DNA chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR 

Phân bố

Nhiều nước của Châu Á Thái Bình Dương

Phòng trị

Phòng bệnh cho cá:

Phòng bệnh có tính chất quyết định đến kết quả nuôi, trong đó tẩy dọn ao, bể nuôi theo đúng qui trình kỹ thuật để diệt các tác nhân gây bệnh là rất quan trọng. Quản lý tốt môi trường nuôi, cung cấp nước nuôi cá bằng nước sạch.

Định kỳ dùng vitamin C trộn vào thức ăn (5-10g/kg thức ăn)

Thả lá xoan: cột thành từng bó cắm xuống ao (bó lá dầm thành từng bó, khoảng 30kg /100m2).
Ổn định môi trường, kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh bằng cách xử lý định kì 15 ngày/lần bằng dung dịch Vimekon (1g/1m3 nước). Tránh làm cá bị xây xát, không để cá bị nhiễm các loại bệnh ngoài da sẽ tạo điều kiện cho bệnh cá phát triển.

Cho cá ăn đủ thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng cao làm cá khỏe sẽ có sức đề kháng tốt. Thường xuyên trộn thức ăn với men tiêu hóa, vitaminC, premix. Khoa Thủy sản (ĐH Cần Thơ) khuyến cáo cách phòng trị bệnh ghẻ cá, xử lý ao nuôi bằng vôi, giữ cho môi trường ổn định, dùng hóa chất formon và thuốc tím làm giảm bớt mật độ vi khuẩn và diệt nấm ký sinh trùng, dùng kháng sinh diệt vi khuẩn làm lành vết thương trên da cho cá.

Tài liệu tham khảo

Bùi Quang Tề, 2006. Giáo trình Bệnh học thủy sản - Phần 2. NXB Nông Nghiệp, tr. 201 – 210.

Đặng Thị Hoàng Oanh, Nguyên lý chẩn đoán bệnh Động vật thủy sản, NXB Đại học Cần Thơ, Tr. 59 – 71.

Marc C.Johnson, Benjamin E. Simon, 2000. Production of Recombinant Snakehead Rhabdovirus:the NV Protein Is Not Required for Viral Replication, p. 2343–2350

Marta Alonso, 2004. The NV Gene of Snakehead Rhabdovirus (SHRV) Is Not Required for Pathogenesis.American Society for Microbiology, p. 5875–5882.

bởi TRỊ THỦY