Bệnh ký sinh trùng haplosporidian trên tôm thẻ chân trắng
Haplosporidian infections, Hepatopancreatic haplosporidiosis
Nguyên nhân
Loài Haplosporidia là một nhóm ký sinh trùng nguyên sinh bắt buộc nhiễm một số động vật không xương sống nước ngọt và nước mặn.
Một hoặc nhiều loài haplosporidian đã được báo cáo trên tôm penaeid. Tuy nhiên, chưa có điều tra để xác định vị trí phân loại chính xác trong phân loài Haplosporea.
Cây phân loài Haplosporidium sp. Nguồn: sciencedirect
Kích thước của plasmodia dao động từ 12 đến 15 yun trên trục ngắn và 12 đến 50 km trên trục dài tương tự với những báo cáo đã mô tả trước đó cho ký sinh trùng haplosporidian trên tôm thẻ P.vannamei ở Cuba (Dykova etal. 1988) và Belize (Nunanet al 2007).
Triệu chứng
Các dấu hiệu tổng thể của tôm nhiễm bệnh haplosporidian bao gồm: sự co lại của gan tụy, cơ thể nhợt nhạt, sắc tố melanin ở tế bào biểu bì đi kèm với tôm chậm tăng trưởng.
Xét nghiệm mô bệnh học:
Hình 1: Đặc điểm mô học của tôm bị nhiễm ký sinh trùng cho thấy nhiều ống gan tụy có chứa ký sinh trùng plasmodia.
Ghi chú: Host nuclei: Nhân tế bào vật chủ, early stage: giai đoạn đầu của plasmodium, plasmodia in B cells: plasmodia trong tế bào B-Lymphocytes, free trophonts: tế bào tự do của plasmodium trưởng thành.
Hình 2: A: (Trái) gan tụy tôm bình thường, (phải) cơ thể tôm nhợt nhạt và teo gan.
B: Nhiều đốm đen xuất hiện trên tôm (mũi tên).
Phân tích mô bệnh học mô gan (HP) cho thấy bằng chứng của một ký sinh trùng haplosporidian biểu thị bởi một ký sinh trùng sốt rét (Plasmodia) đa bào và dạng trưởng thành (trophont) trong tế bào ống biểu mô. Plasmodia gây ra sự phá vỡ các tế bào ống biểu mô gan tụy khi chúng phóng thích trophont vào ống dẫn.
Phân bố
Cuba, Nicaragua, Mexico, Indonesia và Philippines.
Vật chủ: Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei), tôm xanh (Penaeus stylirostris), tôm sú (Penaeus monodon).
Phòng trị
Ở Belize (nunan et al.2007) sự bùng phát mần bệnh xảy ra trong phần cuối cùng của chu kỳ phát triển trong những tháng thời tiết lạnh, nhưng ở Indonesia, sự bùng phát bắt đầu trong tháng đầu tiên sau khi thả nuôi.
Một khả năng có thể xảy ra - sự khác biệt của dịch bệnh bùng phát ở Belize do mầm bệnh truyền ngang từ môi trường sang tôm không bị nhiễm bệnh và sự tích tụ dần dần dẫn đến sự bùng phát vào cuối chu kỳ nuôi. Trong khi trại nuôi ở Indonesia phát sinh địch bệnh do tôm PL mang mầm bệnh trước khi thả nuôi. Sự tranh luận này được hỗ trợ bởi các kết quả phân tích mẫu bố mẹ. Các kết quả xét nghiệm cho thấy cơ thể bị nhiễm bệnh không có biểu hiện bệnh đặc biệt nào, mặc dù có khuynh hướng phát triển các đốm đen trên cơ thể.
Tỷ lệ nhiễm bệnh ở tôm bố mẹ và ao nuôi từ năm 2004 đến năm 2010 cho thấy dịch bệnh haplosporidian là do thả tôm ấu trùng có mang mầm bệnh. Và tỷ lệ bùng phát dịch bệnh đã giảm sau khi thực hiện sàng lọc tôm bố mẹ.
Do đó chiến lược phòng bệnh là sàng lọc tôm bố mẹ trong trại giống và phải loại bỏ tôm bố mẹ nhập khẩu dương tính với haplosporidian.
Tài liệu tham khảo
1. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S004484861200539X
2. https://www.facebook.com/www.aquashrimpmagazine/photos/a.291841087678095.1073741828.259595214236016/741741582688041/?type=3&theater