Hiện trạng sử dụng và quản lý thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở Việt Nam

Tác giả:

Lê Thanh Hùng và Ong Mộc Quý, 2011

Ngày đăng: 17-08-2013
Đóng góp bởi: phongt94
Hiện trạng sử dụng và quản lý thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở Việt Nam
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.5MB | 1885 | 116 | phongt94

Nuôi  tôm  thẻ  chân  trắng  (Litopenaeus  vannamei) phát  triển  mạnh  trong khoảng hơn mười năm trở lại đây. Loài này có nguồn gốc từ Tây Thái Bình Dương, Châu Mỹ La Tinh, đã được nghiên cứu nuôi thí nghiệm tại Tahiti trong đầu những năm 1970 với mục đích nghiên cứu về tiềm năng để phục vụ cho nghề nuôi trồng thủy sản. Việc sản xuất thành công  con  giống  ở Nam  Mỹ đã dẫn  đến  sự nhân  rộng của  loài tôm  này  vào  Châu  Á trong những  năm  1990  như:  Trung Quốc  (1988);  Đài  Loan (1995); Việt Nam (2000);  Indonesia (2001); Thái Lan (1998); Malaysia (2001); Ấn Độ (2001), Philippine (1997) (Briggs và ctv., 2004.)  Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc đã nhanh chóng chuyển từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng  trong  giai đoạn 2002-2009. Kết  quả, trong một thời  gian  ngắn, sản  lượng tôm thẻ chân trắng  đã thống trị trong các hệ  thống nuôi tôm của các nước  này. Trong khi đó, vào  năm 2003, Bộ Thủy Sản Việt Nam cấm nuôi tôm thẻ chân trắng trong cả nước vì sợ lây truyền các bệnh do virus giữa tôm thẻ chân trắng ngoại lai và loài bản địa như tôm sú (P. monodon) cũng như tác động lên sự đa dạng sinh học. Mãi cho đến năm 2006, Bộ đã cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam nhưng vẫn bị cấm nuôi ở miền Nam. Dưới áp lực của nhà sản xuất, bắt đầu từ tháng 1 năm 2008, Bộ đã đồng ý cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh đồng bằng Cửu Long. Mặc dù tôm thẻ chân trắng đã bắt đầu nuôi từ khoảng năm 2000 nhưng sản lượng của nó vẫn còn nhỏ, chỉ đạt 84 320 tấn so với 236 492 tấn tôm sú năm 2009 (NN&PTNT, 2009).

 Miền Trung là vùng nuôi chính của tôm thẻ chân trắng, chiếm 75,40% tổng sản lượng tôm thẻ chân trắng và 63.30% tổng diện tích nuôi. Trong khi đó, miền Nam chỉ chiếm 17,4% sản lượng và 19,00% tổng diện tích nuôi. Phần còn lại là miền Bắc với 7,20% sản lượng và 18,00% tổng diện tích nuôi.

Tôm thẻ chân trắng là một đối tượng nuôi tương đối mới ở Việt Nam cũng như có rất ít tài liệu hay thông tin liên quan đến thức ăn, cách sử dụng và quản lí thức ăn. Vì vậy, nghiên cứu này được thiết kế để am hiểu tốt hơn về thực trạng sử dụng thức ăn và để đánh giá chi phí thức ăn liên quan đến các chi phí khác trong chi phí sản xuất. Do sản lượng tôm thẻ chân trắng của miền Bắc thấp nên nghiên cứu này chỉ tập trung điều tra tại miền Trung và miền Nam. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm:

  • Tổng quan hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền Trung và miền Nam.
  • Khảo sát hiện trạng sử dụng và quản lí thức ăn của các hộ nuôi tôm như phương thức cho ăn, loại thức ăn sử dụng cùng cách vận chuyển và cách bảo quản thức ăn.
  • Khảo sát chi phí và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền Trung và miền Nam Việt Nam.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm