Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và kinh tế giữa hai mô hình, nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh tại một số huyện ở Sóc Trăng

Tác giả:

Ks. Đặng Lâm Tú Trang, 2010

Ngày đăng: 24-08-2013
Đóng góp bởi: ltxuyen2010, Ths Nguyễn Hữu Lộc
Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và kinh tế giữa hai mô hình, nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh tại một số huyện ở Sóc Trăng
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 1.23MB | 1385 | 69 | ltxuyen2010

Sóc Trăng là tỉnh có nghề nuôi tôm phát triển, đặc biệt là nghề nuôi tôm nước lợ. Bên cạnh đối tượng nuôi truyền thống tôm sú thì đối thẻ chân trắng là đối tượng nuôi được quan tâm. Do đó, đề tài “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và kinh tế giữa hai mô hình, nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh tại một số huyện ở tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2010 tại các huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Xuyên. Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi tôm sú thâm canh (Vĩnh Châu), và 26 hộ nuôi thẻ chân trắng thâm canh (Long Phú, Mỹ Xuyên) theo bảng câu hỏi soạn sẵn với những nội dung về khía cạnh kĩ thuật và hiệu quả kinh tế. Qua kết quả điều tra cho thấy, tổng diện tích đất sử dụng trong mô hình nuôi tôm sú thâm canh bình quân 0,7±0,21 ha/ hộ, thẻ chân trắng là 0,77±0,44 ha/hộ. Trong đó diện tích nuôi ở mô hình tôm sú trung bình 0,53±0,14 ha/hộ, ở mô hình thẻ chân trắng 0,65±0,32 ha/hộ. Tỷ lệ diện tích ao lắng và diện tích ao nuôi ở mô hình tôm sú 32±9%, mô hình thẻ chân trắng là 17±13% và 23% hộ không sử dụng ao lắng. Năng suất bình quân ở mô hình nuôi tôm sú thâm canh là 6,14±3,04 tấn/ha , thẻ chân trắng là 4,81±3,92 tấn/ha. Tổng chi phí cho một vụ nuôi của mô hình nuôi tôm sú thâm canh bình quân 419,6±179,7 triệu đồng/ha, thẻ chân trắng 206,9±126,5 triệu đồng/ha. Lợi nhuận cho một vụ nuôi ở mô hình nuôi tôm sú thâm canh trung bình 210±157,7 triệu đồng/ha, thẻ chân trắng lợi nhuận mang lại khá thấp 14,4±73,5 triệu đồng/ha. Trong quá trình nuôi, nông hộ còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, chi phí nguyên nhiên liệu ngày càng tăng cao, giá tôm không ổn định. Cần đề ra các biện pháp khắc phục nhằm phát triển mô hình nuôi thâm canh bền vững, lâu dài.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm