Luận văn cao học: Nghiên cứu nuôi vỗ cua gạch (Scylla paramamosain) trên bể với các loại thức ăn và mật độ khác nhau

Tác giả:

Ths. Trịnh Văn Thăm, 2011

Ngày đăng: 24-08-2013
Đóng góp bởi: ltxuyen2010
Luận văn cao học: Nghiên cứu nuôi vỗ cua gạch (<i>Scylla paramamosain</i>) trên bể với các loại thức ăn và mật độ khác nhau
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 1.5MB | 1860 | 86 | ltxuyen2010

Ba thí nghiệm nuôi nuôi vỗ béo cua gạch (Scylla paramamosain) trên bể với các loại thức ăn và mật độ khác nhau được tiến hành ở Hòa Bình - Bạc Liêu. Ở thí nghiệm nuôi vỗ cua với các loại thức ăn khác nhau được bố trí các loại thức ăn gồm cá Rô phi (Oreochromis niloticus), thức ăn viên 35% đạm, Sò voi, Tôm bạc (Metapeneus tenuipes) và Ba khía (Sesarma mederi).

Sau 15 ngày nuôi nghiệm thức thức ăn viên cua chết hoàn toàn do cua không ăn thức ăn viên, còn các nghiệm thức khác cua bắt đầu lên gạch đầy. Đến 30 ngày tỷ lệ sống và tỷ lệ gạch đầy lần lượt ở các nghiệm thức thức ăn cá rô phi là 75% và 63%; thức ăn sò voi là 100% và 100%; nghiệm thức tôm bạc là 91% và 75%; và thức ăn ba khía là 91% và 73%. Tăng trọng (22,78 - 29,44 g). DWG (0,93 - 1,28 g/ngày), SGR (0,32 - 0,54 %/ngày) giữa các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Chỉ số GSI (6,94 -9,41%). Khối lượng gạch (20,83 - 28,23g) và tỷ lệ gạch/gan tụy (166,19 - 189,24%) của cua sau thí nghiệm ở các nghiệm thức đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05) so với cua trước thí nghiệm với GSI (1,30%), khối lượng gạch (3,91g) và tỷ lệ gạch/gan tụy (24,53%). Thí nghiệm nuôi cua với các kích cở lồng khác nhau bố trí nuôi mỗi con cua trong một lồng với các kích cỡ lồng khác nhau (15cm x 20cm x 12cm; 30cm x 20cm x 12cm và 40cm x 30cm x 12cm) sử dụng thức ăn sò voi. Sau 30 ngày nuôi tỷ lệ sống (80-93%) và tỷ lệ gạch đầy (60 – 93%), tăng trọng cua thu (35-48g), DWG (1,16-1,61g/ngày) giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Thí nghiệm nuôi với các mật độ khác nhau được bố trí với các mật độ (6 con/m2; 12con/m2 và 24con/m2) nuôi mỗi con một lồng sử dụng thức ăn sò voi. Sau 30 ngày nuôi tỷ lệ sống (72 – 78%), tỷ lệ cua đầy gạch (53 – 67%), tăng trọng (5,71-5,91g), DWG (0,21 – 0,22g/ngày) giữa các nghiệm thức khác hiệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Từ kết quả các nghiên cứu rất có ý nghĩa trong việc xây dựng môhình nuôi cua gạch trong lồng trên bể . Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy, việc nuôi cua gạch trên bể xi măng nhìn chung cũng rất tiện lợi trong việc quản lý và chăm sóc.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm