Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chép đuôi Phụng (Cyprinus carpio)

Tác giả:

Ks. Cao Trọng Nguyễn

Ngày đăng: 05-09-2013
Đóng góp bởi: ltxuyen, nhloc
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chép đuôi Phụng (Cyprinus carpio)
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.44MB | 1345 | 38 | ltxuyen2010

Thí nghiệm ương cá chép đuôi Phụng (Cyprinus carpio) với các mật độ khác nhau được thực hiện trong 45 ngày, bố trí vào 9 thùng xốp (0,1m2) tại trường Đại Học Tây Đô từ tháng 4- 6 năm 2010, nhằm bổ sung thêm những kỹ thuật về ương cá chép Nhật trong các dụng cụ có diện tích nhỏ, nhằm tìm ra mật độ ương thích hợp, đáp ứng một phần nhu cầu thị hiếu. Với các mật độ khác nhau, thí nghiệm gồm có 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Nghiệm thức thứ nhất với mật độ 200 con/m2, nghiệm thức thứ hai với mật độ 250 con/m2 và nghiệm thức thức ba với mật độ 300 con/m2. Kết quả thí nghiệm cho thấy trong quá trình ương, các yếu tố môi trường được ghi nhận thích hợp cho sự phát triển của cá chép đuôi Phụng Tốc độ tăng trưởng chiều dài, tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), tăng trưởng khối lượng ở nghiệm thức 200 con/m2 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nghiệm thức 300 con/m2 và không có ý nghĩa (p > 0,05) so với nghiệm thức 250 con/m2. Trọng lượng trung bình của cá ở các nghiệm thức từ 2,16 – 3,14 g/con. Chiều dài của cá ở các nghiệm thức trung bình từ 48,8 – 56,4 mm. Kết thúc thí nghiệm cho thấy cá chép đuôi Phụng được ương ở mật độ 200 con/m2 có hiệu quả nhất.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm