Luận văn cao học: Điều tra hiệu quả của nuôi tôm sú (Penaeus monodon) rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng

Tác giả:

Ths. Võ Văn Bé, 2007

Ngày đăng: 05-09-2013
Đóng góp bởi: ltxuyen, nhloc
Luận văn cao học: Điều tra hiệu quả của nuôi tôm sú (<i>Penaeus monodon</i>) rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.93MB | 1386 | 37 | ltxuyen2010

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú tại tỉnh Sóc Trăng được thực hiện từ tháng 1-10 năm 2007, để đề ra giải pháp quy hoạch và quản lý mùa vụ nuôi thích hợp, nhằm nâng cao hơn hiệu quả kinh tế nghề nuôi. Nội dung nghiên cứu: (i) Điều tra hiện trạng kỹ thuật và kinh tế xã hội của mô hình nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh (BTC+TC) và tôm-lúa (T-L); (ii) Nghiên cứu biến động chất lượng tôm sú giống và dịch bệnh tôm thịt từ năm 2004-2006; (iii) Nghiên cứu biến động pH, độ mặn và kiềm trên hệ thống sông rạch trong năm 2006 tại Huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Xuyên và Cù Lao Dung. Số liệu thứ cấp được thu tại các cơ quan ban ngành của tỉnh. Số liệu sơ cấp được thu bằng phương pháp PRA và chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn trực tiếp 40 hộ/mô hình T-L; 80 hộ/mô hình BTC/TC; 40 hộ ương bể xi măng và composite. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình BTC+TC: nhóm thả giống vào tháng 3 có năng suất trung bình là 2.641kg/ha/vụ, lợi nhuận trung bình cao nhất (120,67 triệu đồng/ha/vụ), tỉ lệ hộ lỗ thấp nhất (5,9%); nhóm thả từ tháng 7-8 có năng xuất trung bình (1.461kg/ha/vụ), lợi nhuận trung bình (38,872 triệu đồng/ha/vụ) thấp nhất và tỉ lệ hộ lỗ cao nhất (45%). Mô hình T-L: nhóm thả giống từ tháng 12 năm trước đến 15 tháng 2 năm sau có lợi nhuận trung bình cao nhất (43,928 triệu đồng/ha/vụ); nhóm thả từ 16 tháng 2 đến 15 tháng 3, có năng suất trung bình (682kg/ha/vụ) và lợi nhuận trung bình thấp nhất (24,024 triệu đồng/ha/vụ), tỉ lệ hộ lỗ cao nhất (25%); nhóm thả từ 16 tháng 3-26 tháng 4 có năng suất cao nhất (848kg/ha/vụ), tỉ lệ hộ lỗ thấp nhất (13%). Giá tôm thương phẩm thấp nhất vào tháng 7 và cao nhất vào tháng 12. Ba nhóm khó khăn lớn nhất trong nuôi tôm BTC+TC và T-L là: tôm bệnh, thiếu vốn/lãi xuất vay cao, chất lượng con giống không ổn định và ít được kiểm dịch. Tỉ lệ tôm bệnh có chiều hướng tăng trong nuôi tôm thương phẩm và nguồn tôm giống từ 2004-2006. Tỉ lệ mẫu xét nghiệm tôm thịt bị nhiễm bệnh cao vào tháng 3, 7, 8 và 9. Tỉ lệ mẫu xét nghiệm tôm giống bị nhiễm bệnh cao vào tháng 11 và 12. Tỉ lệ trại ương phát hiện bệnh trong quá trình ương là 74,3% và bệnh thường gặp là ký sinh, phát sáng, MBV, WSSV, YHV, đỏ thân và bệnh đường ruột. Vùng nuôi tôm có thể áp dụng nuôi rải vụ từ tháng 12-9 năm sau gồm các xã ven biển huyện Vĩnh Châu và Long Phú; từ tháng 1-6 gồm các xã nội địa huyện Vĩnh Châu và Long Phú; từ tháng 1-5 là các xã nhiễm mặn huyện Mỹ Xuyên, các xã tại cửa Trần Đề thuộc huyện Cù Lao Dung và Long Phú.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm