Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng tỉ lệ sống của lươn đồng (Monopterus albus)

Tác giả:

Lâm Chí Hướng, 2011.

Ngày đăng: 17-09-2013
Đóng góp bởi: Sutu86
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng tỉ lệ sống của lươn đồng (Monopterus albus)
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
swf 1.11MB | 2811 | 221 | sutu86

Phần mềm dùng để mở tài liệu + hướng dẫn mở

http://www.mediafire.com/?acnufa4f4us5881

Nuôi lươn đồng (Monopterus albus) được phát triển gần đây ở một số tỉnh như An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ. . .Đây là một trong những đối tượng quan trọng vì có tiềm năng phát triển cao. Để tìm ra mật độ phù hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của lươn đồng từ đó đề tài “Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng tỉ lệ sống của lươn đồng” được thực hiện.

Thí nghiệm này đươc thực hiện với 4 nghiệm thức khác nhau: 25, 50, 75 và 100 con/bế 200 lít. Các nghiệm thức được bố trí lặp lại 3 lần sau 3 tháng nuôi kết quả cho thấy: Tỉ lệ sống ở nghiệm thức 25 con/bể là cao nhất 85,3 ± 9,24 và khác biệt không có ý nghĩa thống kệ với các nghiệm thức còn lại. Tốc độ tăng trưởng theo chiều dài nhanh nhất thuộc về nghiệm thức 25 con/bể 26,8 ±0,52. Tốc độ tăng trưởng tương đối theo chiều dài cao nhất ở nghiệm thức 25 con 0,09± 001 cm/ngày. Tốc độ tăng trưởng tương đối theo khối lượng sau 3 tháng thí nghiệm cao nhất ở nghiệm thức 25 con (1,20 ± 0,14 g) và thấp nhất ở nghiệm thức 100 con (0,87 ± 0,23 cm). Tốc độ tăng trưởng tương đối theo khối lưong cao nhất cũng là ở nghiệm thức 25 con (0,042 ± 0,006 g/ngày). Tốc độ tăng trưởng đặc biệt cao nhất cũng ở nghiệm thức 25 con 0,029 ± 0,002 %/ngày khác biệt không có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại.

Còn FCR qua 3 tháng thí nghiệm thì luôn thấp ở nghiệm thức 25 con (1,82 ± 0,2), cao nhất luôn thuộc về nghiệm thức 100 con. Kết quả thí nghiệm cho thấy nghiệm thức 25 con thích hợp nhất cho sự tăng trưởng và phát triển của lươn đồng.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm