Một số khía cạnh kỹ thuật và kinh tế mô hình nuôi cá chình (Anguilla sp.) ở Cà Mau
Lê Quốc Việt và Trần Ngọc Hải, 2008
Khảo sát này được thực h iện trên 73 hộ nuôi ở 3 huyện thuộc tỉnh Cà Mau là Trần Văn Thời, Thới Bình, và Thành phố Cà Mau vào năm 2007. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá một số yếu tố kỹ thuật và kinh tế của mô hình để làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nuôi cá chình trong ao đất ở Cà Mau nói riêng và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung. Kết quả ch o thấy diện tích trung bình của các ao nuôi là 218±174m2 với mật độ nuôi 0,9±0,4 con/m2. Cá chình giống được thả vào ao nuôi có kích cỡ trung bình 92±51 gam/con. Sau thời gian nuôi 8-30 tháng, trung bình cá đạt kích cỡ 1,3±0,5 kg/con và tỉ lệ sống 82,7±15,8%. Năng suất cá chình đạt 95±47 kg/100m2 và hệ số thức ăn là 7,4±1,6. Hiệu quả kinh tế mang lại cho mô hình 19,596±10,521 triệu đồng/100m2 và tỉ suất lợi nhuận là 3,78±1,86 tương ứng tỉ suất lợi nhuận/tháng là 0,28±0,13. Nhìn chung, mô hình nuôi này lợi nhuận khá cao, do đó có thể nhân rộng ở Cà mau nói riêng và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung.
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."