Ảnh hưởng của nồng độ LHRHa + DOM đến sinh sản của cá Rô đồng (Anabas testudineus).

Tác giả:

Chương Văn Đở, 2012.

Ngày đăng: 23-09-2013
Đóng góp bởi: Sutu86
Ảnh hưởng của nồng độ LHRHa + DOM đến sinh sản của cá Rô đồng (Anabas testudineus).
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
SWF 0.523MB | 2096 | 72 | sutu86

Phần mềm dùng để mở tài liệu + hướng dẫn mở

http://www.mediafire.com/?acnufa4f4us5881

Đề tài “ Ảnh hưởng của các nồng độ LHRHa + DQM đến sinh sản của cá rô đồng (Anabas testudineus)” được thực hiện từ tháng 12 đến tháng 7/2012, tại ấp 5 - xã Hòa An - Phụng Hiệp - Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 9 nghiệm thức (NT), mỗi nghiệm thức được kết hợp nồng độ LHRHa Và DOM khác nhau ( NT1:60μg LHRHa + 3mg DOM; NT2: 60μg LHRHa + 6mg DOM; NT3: 60μg LHRHa + 9mg DOM ; NT4 90μg LHRHa + 3mg DOM; NT5: 90μg LHRHa + 6mg DQM; NT6: 90μg LHRHa + 9mg DOM; NT7: 120μg LHRHa + 3mg DOM; NT8: 120μg LHRHa + 6mg DOM; NT9: 120 μg LHRHa + 9mg DOM) và được lặp lại 3 lần. Nguồn cá bố mẹ được mua từ trại cá ở Hậu Giang.

Kết quả đạt được khi sinh sản cá rô đồng như sau: các yếu tố môi trường đo được phù họp với sự phát triển của phôi: nhiệt độ (28 °C ± 0,29 - 28,6 °C ±1,25) , Oxy (3,5 ± 0,25 - 3,6 ± 0,29 mg/lít) , pH (7,0 ± 0,06 - 7,1 ± 0,12). Khi tiêm liều (90μg LHRHa + 3mg DOM/kg cá cái) sẽ rút ngắn thời gian hiệu ứng, tỷ lệ cá đẻ 100%, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ cá sống sau 3 ngày cao. Ðối với cá rô đầu vuông có thể áp dụng nồng độ này vào sản xuất giống sẽ làm giảm chi phí đầu tư và tăng thêm lợi nhuận.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm