Ảnh hưởng Beta-Glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus).

Tác giả:

Võ Thiện Mỹ, 2013.

Ngày đăng: 30-09-2013
Đóng góp bởi: Nguyễn Hữu Lộc
Ảnh hưởng Beta-Glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus).
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
PDF 0.437MB | 1898 | 55 | sutu86

Đề tài ảnh hưởng của β-glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống cá Tra giống (Pangasianodon hypophthalmus) được thực hiện nhằm đánh giá sự bổ sung β-glucan vào thức ăn với các liều lượng khác nhau lên khả năng tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giống. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (NT) khác nhau và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần: ĐC (không bổ sung β-glucan trong thức ăn), NT1 (bổ sung 1,00g β-glucan/kg thức ăn), NT2 (bổ sung 2,00g β-glucan/kg thức ăn), NT3 (bổ sung 3,00g β-glucan/kg thức ăn). Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn công nghiệp. Thời gian thí nghiệm được thực hiện trong 4 tuần. Cá Tra giống sử dụng cho thí nghiệm có khối lượng trung bình từ 2,73 g/con và được ương trong giai có diện tích 1 x 1 x 1,5m, với mật độ 30 con/giai.

Kết quả cho thấy, ở NT3 tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất (65,6%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với NTĐC. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá ở NT3 cao nhất 0,46 g/ngày và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với NTĐC, NT1 và NT2. Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá ở NT3 đạt 0,39 cm/ngày và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với NTĐC và NT1. Như vậy, cho cá ăn thức ăn có bổ sung 3,0g β-glucan/kg thức ương cá Tra giống làm tăng tỷ lệ sống và thúc đẩy quá trình tăng trưởng nhanh hơn khi ương cá giống.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm