Thực nghiệm ương ấu trùng tôm càng xanh từ bố mẹ tự nhiên trên sông hậu theo qui trình nước xanh cải tiến.

Tác giả:

Trần Ngọc Khuê, 2013.

Ngày đăng: 30-09-2013
Đóng góp bởi: Nguyễn Hữu Lộc
Thực nghiệm ương ấu trùng tôm càng xanh từ bố mẹ tự nhiên trên sông hậu theo qui trình nước xanh cải tiến.
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
PDF 0.464MB | 1056 | 52 | sutu86

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 04 - 06/2013 tại trại thực nghiệm thủy sản – khoa Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Tây Đô. Hệ thống bể thí nghiệm có thể tích 60L, mật độ ương là 60con/L, gồm 3 nghiệm thức với 10 lần lặp lại, được thực hiện trên đối tượng là tôm càng xanh bố mẹ bắt trên sông Hậu với 3 vị trí: Đầu nguồn (nghiệm thức 1), giữa nguồn (nghiệm thức 2), cuối nguồn (nghiệm thức 3). Nhiệt độ dao động trong khoảng 27,3 – 30,50C. Độ pH đo được ổn định từ 8,0 – 8,5. Hàm lượng TAN và Nitrite (NO2-) tăng dần và ở mức cao đến cuối chu kì ương.

Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống ở các nghiệm thức thấp, sự chênh lệch không lớn, dao động từ 5,51 – 8,5%. Ấu trùng từ tôm giữa nguồn sông Hậu (Cần Thơ) cho tỷ lệ sống cao nhất là 8,5% và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với 2 nghiệm thức từ tôm bố mẹ đầu và cuối nguồn sông Hậu. Mật độ PL15 cao nhất ở nghiệm thức ương ấu trùng từ tôm mẹ giữa nguồn (5,13 ±1,66 PL/L). Khả năng chịu đựng với Formol 150ppm và Ammonium 100ppm của PL15 được ương từ tôm bố mẹ giữa nguồn sông Hậu (Cần Thơ) là cao nhất. Tóm lại: chất lượng ấu trùng ở giữa nguồn sông Hậu ổn định hơn đầu nguồn và cuối nguồn sông Hậu.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm