Đặc điểm hình thái phân loại và dinh dưỡng của cá đục (Sillago sihama, Forss kal, 1775).
Lê Thị Minh Thư, 2011.
Cá đục bạc (Sillago Sihama Fors kal,1775) thuộc họ Sillaginidae, bộ Percifọrmes, là loài cá có giá trị kinh tế sống đáy ở vùng ven biển . Mẫu cá đục dùng chọ nghiên cứu được thu định kỳ mỗi tháng/lần từ tháng 12/2010 - 6/2011 ở chợ Hà T iên, Kiên Lương, Bình An và các ngư dân đánh bắt tại địa phương. Sau đó, bảo quản lạnh và chuyển về phân tích tại phòng thí nghiệm khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ.
Kết quả phân tích 214 mẫu cá đục có chiều dài từ 9,5cm - 25,1 cm tương ứng với trọng lượng từ 5,8g - 131,2g cho thấy: Cá có thân thon dài hơi dẹp bên, miệng nhỏ nhọn, mắt khá to, có 2 vi lưng: D1:XI; D2:I,19 - 22; A:II, 20 - 23. Trên cung mang thứ nhất của cá đục có 8 - 14 lược mang.
Miệng cá đục có dạng cận dưới có thể co duỗi được, răng nhỏ mịn, thực quản ngắn, dạ dày hình túi, ruột ngắn gấp khúc có nhiều nếp gấp ở mặt trong (chỉ số tương quan RLG = 0,59 ± 0,07). Cấu tạọ cơ quan tiêu hóa phù hợp với cá ăn tạp thiên về động vật.
Thành phần thức ăn trong ống tiệu hóa của cá gồm có: thực vật, giun, giáp xác, cá, thân mềm. Trọng đó, giun chiếm tỉ lệ cao nhất (71,6%), kế đó là giáp xác (11,5%), cá (26%), thân mềm(2,6%), thấp nhất là thực vật và động vật thủy sinh nhỏ hơn 1%.
Phần mềm dùng để mở tài liệu + hướng dẫn mở
http://www.mediafire.com/?acnufa4f4us5881
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."