Ảnh hưởng của các loại kháng sinh tới quá trình phát triển của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) giai đoạn (Zoea1 – Zoea5 và Zoea5 – Cua1) trong quy trình nước trong hở
Ks. Lâm Hoàng Giang, 2010
Cua biển (Scylla paramamosain) là đối tượng có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên việc sản xuất giống loài này còn gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của kháng sinh lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng. Ương ấu trùng cua biển hai giai đoạn từ Zoea1 – Zoea5 (thí nghiệm 1) với mật độ ương là 300 con/L và giai đoạn từ Zoea5 – Cua1 (thí nghiệm 2) với mật độ ương là 30 con/L. Thuốc kháng sinh được xử lý định kỳ trong mỗi nghiệm thức khác nhau như: Nystatine, Ciprofloxacine, Rifampicine, Solmux Broncho và nghiệm thức đối chứng (hỗn hợp các kháng sinh trên). Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy với việc xử lý kháng sinh Rifampicin cho tỷ lệ sống cao nhất (20,73%) cao và khác biệt không có ý nghĩa thông kê (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại (nghiệm thức đối chứng (17,78%), Ciprofloxacine (15,83%), Nystatine (14,24%) và Solmux Broncho (10,98%)). Ở thí nghiệm 2, tỷ lệ sống ở nghiệm thức 1 khi xử lý kháng sinh Solmux Broncho cao nhất (12.90%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05) so với các nghiệm thức còn lại như: Nghiệm thức đối chứng (11,80%), Rifampicine (11,10%), Nystatine (10,67%), Ciprofloxacine (10,57%). Kết quả tỷ lệ sống chung từ giai đoạn Zoea1 – Cua1 dao động từ 1,14 – 1,52%. Như vậy, qua 2 thí nghiệm ương giống cua biển nhận thấy giai đoạn từ Zoea1 – Zoea5 xử lý kháng sinh Rifampicin cho kết quả tốt nhất còn kháng sinh Solmux Broncho xử lý giai đoạn Zoea5 – Cua1 là tốt nhất.
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."