Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp cho nuôi cá Tra giống (Pangasius hypophthalmus)

Tác giả:

Nguyễn Hữu Yến Nhi, 2006.

Ngày đăng: 18-10-2013
Đóng góp bởi: Sutu86
Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp cho nuôi cá Tra giống (Pangasius hypophthalmus)
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
SWF 0.582MB | 1659 | 48 | sutu86

Sau 2 tháng thí nghiệm tỷ lệ sống của cá cao nhất (99,2%) và thấp nhất (96,7%). Tăng trưởng của cá đạt khá cao với DWG dao động từ 2,72-3,77 g/ngày và SGR từ 2,43-2,86 %/ngày. Trong 5 loại thức ăn thí nghiệm có 4 loại cho tăng trưởng cao và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05), loại còn lại cho tăng trường thấp nhất.

Hiệu quả sử dụng thức ăn cao nhất ở nghiệm thức III là 0,64 và thấp nhất ở nghiệm thức V là 0,52. Protein trong cơ thể cá sau thí nghiệm tăng theo mức tăng của hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả sử dụng protein. Hàm lượng protein trong cơ thể cá cao nhất ở nghiệm thức IV là 18,0% và thấp nhất ở nghiệm thức V 16,3%. Hàm lượng lipid dao động từ 13,7-17,2%, cá có hàm lượng protein thấp thì hàm lượng lipid sẽ cao.

Chi phí thức ăn cho 1 kg cá tăng trọng của 5 loại thức ăn từ 9.734 – 12.950 đồng/ kg cao nhất là loại thức ăn loại I thấp nhất là loại thức ăn loại III. Thức ăn có giá cả cao thì cho tăng trưởng cao làm chi phí thức ăn cho 1 kg cá tăng trọng cao, còn thức ăn có giá cả thấp lại cho năng suất khá cao nên chi phí thức ăn cho 1 kg cá tăng trọng thấp. Khi chọn mua thức ăn cho cá nuôi không nên chọn loại có giá cao cho năng cao mà phải chọn loại thức ăn mang lại hiệu quả nhất, chi phí thức ăn thấp nhất.

Phần mềm dùng để mở tài liệu + hướng dẫn mở
http://www.mediafire.com/?acnufa4f4us5881

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm