Luận văn cao học: Nghiên cứu sản xuất cá trê phi Clarias gariepinus (Burchell, 1822) đực bằng hormone 17-α Methyltestosterone

Tác giả:

Ths. Đàm Anh Tuấn, 2010

Ngày đăng: 21-10-2013
Đóng góp bởi: Ths. Đàm Anh Tuấn
Luận văn cao học: Nghiên cứu sản xuất cá trê phi <i>Clarias gariepinus</i> (Burchell, 1822) đực bằng hormone 17-α Methyltestosterone
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 2MB | 3106 | 56 | ltxuyen2010

Nghiên cứu sản xuất cá trê phi đực bằng hormon 17-α Methyltestosterone (MT) với các phương pháp ngâm, cho ăn và cho ăn kết hợp với ngày tuổi khác nhau nhằm sơ bộ xác định nồng độ, thời điểm và phương pháp xử lí MT có tác dụng chuyển giới tính cá trê phi. Kết quả  hai đợt nghiên cứu bằng phương pháp ngâm cá trong môi trường có chứa MT với nồng độ hormon 3, 5 và 7 ppm nước trong thời gian 3 ngày, sau đó ương đến 100 ngày cho kết quả tỉ lệ sống từ 0,05% - 42%, tốc độ tăng trưởng bình quân từ 0,03-0,35 g/ngày và tỉ lệ đực từ 93,85% - 100%. Kết quả 2 đợt nghiên cứu bằng phương pháp trộn MT vào thức ăn với nồng độ hormon 30, 60, 90 và 120 mg/kg thức ăn, cho ăn trong thời gian 21 ngày, sau đó ương đến 100 ngày tuổi. Kết quả, tỉ lệ sống đạt từ 5,08% - 54,33%, tốc độ tăng trưởng bính quân từ 0,03 -  0,55 và tỉ lệ đực là 100%. Nghiên cứu với phương pháp cho cá ăn MT với ngày tuổi khác nhau 7; 8; 9 và 10 tuổi với nồng độ 60 mg/kg) thức ăn trong thời gian 21 ngày, sau đó ương đến 100 ngày. Kết quả tỉ lệ sống đạt từ 13,67%- 37,67%, tốc độ tăng trưởng bình quân từ 0,13- 0,37 g/ngày và tỉ lệ đực đạt từ 92,68- 96,34%. Cả ba phương Pháp nghiên cứu đều có tác dụng làm tăng tỉ lệ đực, chứng tỏ MT đã có tác động lên giới tính của cá trê phi.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm