Đánh giá khả năng sử dụng một số nguồn nguyên liệu cung cấp protein làm thức ăn cho cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Tác giả:

Hứa Quang Trường, 2012.

Ngày đăng: 22-10-2013
Đóng góp bởi: Sutu86
Đánh giá khả năng sử dụng một số nguồn nguyên liệu cung cấp protein làm thức ăn cho cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
SWF 0.292MB | 1666 | 54 | sutu86

Đề tài nghiên cứu khá năng sử dụng một số nguồn nguyên liệu cung cấp protein làm thức ăn cho cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus) được thực hiện với 6 nghiệm thức thức ăn khác nhau nhằm tìm ra nguồn nguyên liệu thích hợp để thay thế cho protein bột cá, kết quả đánh giá thông qua Việc xác định khả năng tiêu hóa một số nguồn nguyên liệu phổ biến được sử dụng làm thức ăn cho đối tượng nuôi này.

Thí nghiệm xác định khả năng tiêu hóa một số nguồn nguyên liệu cung cấp protein cho cá tra được tiến hành trên hệ thống bể thu phân lắng. Thí nghiệm gồm có 6 nghiệm thức thức ăn bao gồm 1 nghiệm thức đối chứng chứa 1% chất đánh dấu Cr2O3, 5 nghiệm thức còn lại chứa 30% nguyên liệu (bột cá Kiên Giang, bột thịt xương, đậu nành li trích, bột canola, đậu nành nguyên béo) và 70% thức ăn nghiệm thức đối chứng. Thí nghiệm được bố trí trên bể composite, mật độ 24 con/ bể, có hệ thống nước chảy tràn và sục khí liên tục. Cho ăn 1 lần/ngày khẩu phần ăn 1,5% trọng lượng thân. Phân được thu theo phương pháp thu lắng khoảng 22 giờ sau khi cho ăn. Sau khi kết thức thí nghiệm tỉ lệ sống của cá ở các nghiệm thức khá cao dao động từ 98,61-100%. Cá có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) cao nhất ở nghiệm thức bột cá KG (1,93 g/ngày) và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) So với nghiệm thức I và thấp nhất là ở nghiệm thức bột thịt xương (1,50 g/ngày) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức III, IV, V, Vl. Tốc độ tăng trưởng tương đối (WG) cao nhất của cá là ở nghiệm thức bột cá KG (102,32 g/con) và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức I thấp nhất là nghiệm thức bột thịt xương (79,26 g/con) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với nghiệm thức III, IV, V, VI. Hệ số thức ăn dao động từ 1,09-1,43, thấp nhất là ở nghiệm thức bột cá KG (1,09) và cac nhất là ở nghiệm thức bột thịt xương (1,43). Hiệu quả sử dụng protein (PER) cao nhất là ở nghiệm thức II (2,07) và thấp nhất ở nghiệm thức bột canola (1,77). Độ tiêu hóa nguyên liệu dao động từ 57,29-89,96%, cao nhất là nguyên liệu bột cá KG (89,96%) thấp nhất là nguyên liệu bột thịt xương (57,29%).

Độ tiêu hóa protein nguyên liệu cũng khá cao dao động từ 83,52-97,66% cao nhất là nguyên liệu bột cá KG (97,66%) thấp nhất là nguyên liệu bột thịt xương (83,52%). Độ tiêu hóa lipid của nguyện liệu có sự chênh lệch rất cao, thấp nhất là nguyện liệu canola (54,67%) cao nhất là nguyên liệu bột cá và bột thịt xương (100%). Độ tiêu hóa năng lượng dao động 76,72-100%, cao nhất là nguyên liêu bột cá KG (100%) và thấp nhất là nguyên liệu bột thịt xương (76,72%).

Nhìn chung, cá tra tiêu hóa các nguồn nguyên liệu trên khá tốt. Riêng đối với các nguyên liệu như: bột cá Kiên Giang, đậu nành ly trích và bột canola cho kết quả độ tiêu hóa cao hon. Vì Vậy có thê sử dụng các nguyên liêu này đê xây dụng công thức thức ăn cho cá tra.

Phần mềm dùng để mở tài liệu + hướng dẫn mở
http://www.mediafire.com/?acnufa4f4us5881

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm