Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên mô hình nuôi tôm Sú (Penaeus monodon) thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng

Tác giả:

Nguyễn Minh Chuyền, 2012.

Ngày đăng: 23-10-2013
Đóng góp bởi: Sutu86
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên mô hình nuôi tôm Sú (Penaeus monodon) thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
SWF 1.03MB | 1570 | 75 | sutu86

Nhằm đánh giá nhận thức và khả năng ứng phó của người dân nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng dưới tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đề tài này đã được thực hiện từ ngày 15/06/2012 đến ngày 02/07/2012 thông qua bảng phỏng vấn 30 hộ nuôi tôm khu vực hai huyện Vĩnh Châu Và Trần Đề tỉnh Sóc Trăng. Nội dung nghiên cứu bao gồm các yếu tố kỹ thuật, hiệu quả kinh tế của mô hình đồng thời thu thập thông tin nhận thức về BĐKH và cách ứng phó của người dân trong thời gian qua cũng như ý kiến về thích ứng với BĐKH theo kịch bản trong thời gian tới.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ao nuôi thâm canh có diện tích trung bình 0,8±1,2 ha, mật độ nuôi trung bình 26,2±4,8 con/m2, FCR trung hình 1,4±0,1, năng suất tôm đạt trung bình 5,5±1,5 tấn/ha, lợi nhuận trung bình 156,7±260,4 triệu đồng/ha. Qua phỏng vấn cho thấy các yếu tố tác động đến kết quả nuôi thì biến động thời tiết, khí hậu có trở ngại lớn nhất (62% số hộ). Về BĐKH nông hộ cho là có sự biến đổi lớn so với 10 năm trước đây cụ thể là mùa mưa ngày càng thất thường hơn (62%), lượng mưa ngày càng ít hơn (55%), thời gian của mỗi con mưa ngày càng ít hơn (44,8%), mùa lạnh ngày càng ngắn hon (62%), nhiệt độ ngày càng nóng hơn (86,2%), mực nước ngày càng cao hơn (55,5%), độ mặn cũng ngày càng cao hơn (68,9%).

Ý kiến về các yếu tố môi trường tác động đến tôm nuôi trong thời gian qua nông hộ đã đưa ra các giải pháp có thể khác phục như: rải vôi xung quanh bờ ao trước nhũng cơn mưa, tạt Vitamin C xuống ao nuôi giứp tôm giảm sốc, tăng cường chạy quạt, tạo oxy và tránh sự phân tầng nước, tăng sức đề kháng tôm nuôi bằng cách trộn vitamin C vào thức ăn, quản lý và kiểm soát tốt các yếu tố môi trường bằng chế phẩm sinh hoc, giảm lượng thức ăn sau mỗi trận mưa tránh tình trạng dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường. Về việc thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH trong tương lai nông hộ có nhũng giải pháp tùy vào từng trường hơp cụ thể như: theo dõi dự báo thời tiết, thả tôm với mật độ thưa, sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định môi truờng...

Phần mềm dùng để mở tài liệu + hướng dẫn mở
http://www.mediafire.com/?acnufa4f4us5881

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm