Điều tra hiện trạng kỹ thuật nuôi Ba ba (Pelodiscus sinensis Wegmann, 1835) tại tỉnh Hậu Giang.
Nguyễn Văn Tài, 2012.
Đề tài “ Điều tra hiện trạng kỹ thuật nuôi ba ba tại tỉnh Hậu Giang” được thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng 05/2012. Kết quả kháo sát 42 hộ nuôi ba ba nhằm thu thập toàn bộ quy trình kỹ thuật nuôi ba ba làm cơ sở dữ liệu cho tổ chức, cá nhân khi cần số liệu và góp ý cho sự phát triển nghề nuôi ba ba ở Hậu Giang. Diện tích nuôi nuôi ba ba trung bình 14O8±1691m2/hộ, độ sâu 0,9±0,2 m, mật độ nuôi 5,9±3,1 con/m2, cỡ giống thả nuôi 3,4±1,1cm, tỷ lệ sống 78±8%, kích cỡ thu hoạch 0,6 - 1,0 kg, năng suất 31800±17460,2 kg/ha. Nuôi ba ba đầu tư: về thức ăn lớn với FCR = 12,7±1,37 mới được 1 kg ba ba, đầu tư: để được 1kg ba ba 124524±13471 đồng, lãi 1 kg ba ba 732l4±16223 đồng, nuôi ba ba có vốn đầu tư cao, thời gian nuôi dài (từ 1,5 năm trở lên) nhưng mức độ chăm sóc ba ba nhàn rỗi. Những khó khăn chính trong nuôi ba ba là: (1) Đa số hộ nuôi với quy mô nhỏ, lẻ (gia đình), (2) Thức ăn nhất là cá tạp phụ thuộc vào mùa vụ, trong khi đó nếu sử dụng thức ăn công nghiệp đa số là dùng thức ăn cá da trơn cho ba ba ăn nên tăng trưởng chậm, (3) Người nuôi còn thiếu vốn đầu tư: nên chưa mạnh dạn đầu tư về thiết bị, kỹ thuật thật tốt trong quá trình nuôi. Các đề xuất chính là: (i) Cần tăng cường tập huấn và chuyển giao kỹ thuật thích hợp, (ii) Hỗ trợ vốn sản xuất, (iii) Cải thiện khâu kỹ thuật trong quy trình nuôi và kiểm soát chất lượng đầu vào tốt, (iv) Quy hoạch vùng nuôi, thống nhất quy trình nuôi cũng như tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm ổn định.
Phần mềm dùng để mở tài liệu + hướng dẫn mở
http://www.mediafire.com/?acnufa4f4us5881
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."