Thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (Brachionus calyciflorus) bằng tảo Chlorella

Tác giả:

Nguyễn Ngọc Bích, 2011

Ngày đăng: 06-11-2013
Đóng góp bởi: Ths Nguyễn Hữu Lộc
Thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (Brachionus calyciflorus) bằng tảo Chlorella
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.69MB | 2171 | 83 | ltxuyen2010

Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ tảo Chlorella thích hợp cho sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt, đồng thời tìm ra mối tương quan giữa mật độ tảo Chlorella và khối lượng cá rô phi. Đề tài dựa trên 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1 theo dõi mật độ tảo phát triển trong các bể, thực hiện thả cá rô phi (kích thước 35 – 50g) với các khối lượng cá rô phi khác nhau: 0,5 kg/m3; 1 kg/m3; 1,5 kg/m3; 2 kg/m3; 2,5 kg/m3; 3 kg/m3. Thí nghiệm 2 nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ tảo đến sự phát triển của quần thể luân trùng được thực hiện gồm 4 nghiệm thức: NT20; NT50; NT80 và NT110 tương ứng với các mật độ tảo 20.000; 50.000; 80.000; 110.000 tế bào tảo/luân trùng/ngày. Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy giữa mật độ tảo Chlorella và khối lượng cá rô phi trong các bể cá – tảo có mối tương quan với nhau. Trong điều kiện nhiệt độ từ 27,7 – 31,2 oC và pH từ 7,5 – 7,9 thì trong các bể có khối lượng cá càng cao thì mật độ tảo càng cao nhưng khi khối lượng cá rô phi tăng cao ở một giới hạn nhất định (0,5 – 2 kg) thì mật độ tảo giảm. Thí nghiệm 2 ở nhiệt độ từ 26,9 – 31,2 oC và pH từ 8 – 8,2 thì nghiệm thức có mật độ tảo Chlorella 80.000 tế bào tảo/luân trùng/ngày  thích hợp nhất cho sự phát triển của luân trùng. Sự phát triển của quần thể luân trùng kéo dài được 7 ngày và mật độ luân trùng đạt cực đại là 814 cá thể/ml.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm