Sử dụng chế phẩm sinh học Bio Bacter For Shrimp trong ương ấu trùng tôm càng xanh theo quy trình nước trong kín
Tác giả:
Ks. Hoàng Giang, 2010
Ngày đăng: 08-11-2013
Đóng góp bởi: Ths Nguyễn Hữu Lộc
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.423MB | 2056 | 39 | ltxuyen2010
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những đối tượng thủy sản nuôi quan trọng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, nâng cao tính ổn định của các qui trình sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một yêu cầu của các trại và qua đó góp phần làm tăng sản lượng tôm bột. Nghiên cứu sử dụng vi sinh nhằm ổn định môi trường bể ương là một giải pháp ngày càng được quan tâm nhiều.
Thí nghiệm được tiến hành với mục tiêu chính là tìm ra liều lượng và nhịp sử dụng tốt nhất của men vi sinh Bio Bacter For Shrimp trong quá trình ương ấu trùng tôm càng xanh theo qui trình nước trong kín. Nghiên cứu được tiến hành với 2 thí nghiệm mỗi thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức và được lặp lại ngẫu nhiên 4 lần với các liều lượng và nhịp sử dụng khác nhau.
Kết quả thí nghiệm cho thấy men vi sinh sử dụng với liều lượng 0,5g/ m3 với nhịp sử dụng là 1 ngày/lần cho kết quả tốt nhất. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, TAN, NH3, NO2 - ở các nghiệm thức có sử dụng men vi sinh ổn định và ít biến động hơn các nghiệm thức không sử dụng men vi sinh. Tương tự, mật độ vi khuẩn tổng cộng cao (8,50x102-19,0x104 CFU/mL) nhưng vi khuẩn Vibrio lại thấp (0,00x102-15x102 CFU/mL). Tỉ lệ sống ấu trùng trung bình là 74%±13% và mật độ Post/L trung bình là 39,4±6,4 Post/L của các nghiệm thức có dùng men vi sinh Bio Bacter For Shrimp đạt kết quá cao hơn các nghiệm thức không dùng men vi sinh.
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."