Cung cấp và sử dụng giống tôm sú (Penaeus monodon) ở Đồng bằng sông Cửu Long

Tác giả:

Lê Xuân Sinh và ctv, 2011

Ngày đăng: 10-11-2013
Đóng góp bởi: ltxuyen2010
Cung cấp và sử dụng giống tôm sú (<i>Penaeus monodon</i>) ở Đồng bằng sông Cửu Long
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.34MB | 1365 | 19 | ltxuyen2010
Nghiên cứu này giúp làm rõ thực trạng cung cấp và sử dụng tôm sú giống ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thông qua việc phân tích số liệu thu thập được từ các trại sản xuất giống (SXG), cơ sở ương vèo (UV), cơ sở nuôi tôm sú và các Hiệp hội, Ban ngành, trường/viện. Trại SXG được vận hành khoảng 5,5 đợt/năm, đạt công suất thực tế trung bình 49 triệu post larvae/năm hay 67,16% so với thiết kế. Tôm giống chủ yếu được bán trực tiếp cho người nuôi (75,2%). Các khó khăn cơ bản cần được giải quyết trong SXG tôm sú là chất lượng nước, cung cấp tôm bố mẹ và kỹ thuật SXG với quan tâm hơn về thời gian và chất lượng giống. Các cơ sở UV có diện tích trung bình 146 m2 với công suất ương thực tế đạt trung bình 34,8 triệu giống/năm (79,82% so thiết kế) khi hoạt động bình quân 8,2 tháng với 50,9 đợt/năm. Nguồn cung cấp tôm post cho các cơ sở UV chủ yếu là từ miền Trung (93,5%). Các khó khăn cơ bản của nhóm này là: thiếu vốn, tính thời vụ cao và cạnh tranh nhiều.
 
Có nhiều mô hình nuôi tôm sú thương phẩm ở ĐBSCL, nhưng chủ yếu vẫn ở dạng nuôi quảng canh cải tiến (QCCT). Tôm giống được người nuôi mua từ nhiều nguồn để thả nuôi với thời vụ, mật độ, số lần thả/vụ và mức độ quan tâm khác nhau về chất lượng tôm giống tùy theo mô hình và điều kiện sản xuất. Chi phí tôm giống chiếm khoảng 5-8% tổng chi phí nuôi tôm thâm canh/bán thâm canh và 10-20% trong nuôi QCCT các loại. Nhìn chung, việc cung cấp tôm giống chưa đáp ứng được nhu cầu của nghề nuôi cả về số lượng, chất lượng và thời vụ. Cần quan tâm hơn tới nguồn gốc và kiểm tra chất lượng tôm giống cũng như thả nuôi ở mật độ thích hợp và hạn chế số lần thả giống/vụ, nhất là với nuôi QCCT. 
 
Công tác quản lý ngành đối với cung cấp và sử dụng tôm giống còn nhiều hạn chế, chưa kiểm soát được chất lượng tôm bố mẹ và tôm giống cũng như quan trắc và cảnh báo môi trường. Cần rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới trại SXG kết hợp với quy hoạch các vùng nuôi, nhất là cân đối cung cầu về tôm giống, nghiên cứu cải tiến và chuyển giao công nghệ bao gồm cả gia hóa tôm bố mẹ và kỹ thuật nuôi phù hợp theo mô hình và địa bàn. Đồng thời, cần cung cấp thông tin thị trường tốt hơn để phát triển ngành hàng này.

 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm