Kết quả nuôi thương phẩm cá Rô Đồng (Anabas testudineus) trong giai

Tác giả:

Kim Văn Vạn và ctv, 2009

Ngày đăng: 13-11-2013
Đóng góp bởi: Ks.Đỗ Văn Thịnh
Kết quả nuôi thương phẩm cá Rô Đồng (<i>Anabas testudineus</i>) trong giai
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 6.8MB | 1977 | 52 | ltxuyen2010

Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá rô đồng bằng thức ăn viên nổi bằng thức ăn Cargill có hàm lượng protein khác nhau (26, 30 và 35% protein) và mật độ khác nhau (20, 30 và 40 con/m2). Các thử nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong giai lưới (3 m x 4 m x 1,2 m) tại Khu Thực nghiệm Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội từ 11/7 – 30/10/2008. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại. Cá thí nghiệm được ăn ngày 2 lần vào 8 giờ sáng và 4 giờ chiều với lượng thức ăn bằng 6,5% và 4% khối lượng cá/ngày ở các tháng thứ nhất, 2 và thứ 3. Cá thí nghiệm được cân, đo kiểm tra 2 tuần/lần để thu số liệu tính toán tốc độ sinh trưởng, hệ số tiêu tốn thức ăn. Sau 3 tháng nuôi cá đạt kích cỡ 46,76-50,97 g/con và có sự sai khác giữa các nghiệm thức sử dụng thức ăn có hàm lượng protein khác nhau và mật độ khác nhau. Trong tháng nuôi đầu cá rô đồng sinh trưởng nhanh ở nghiệm thức thức ăn có hàm lượng protein 30% và tháng nuôi cuối nghiệm thức 26% protein lại cho sinh trưởng nhanh nhất. Cá rô đồng thả với mật độ 20 con/m2 cho tốc độ sinh trưởng nhanh nhất. Qua phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy nghiệm thức dùng thức ăn có hàm lượng protein 26% và mật độ thả 40 con/m2 cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Tất nhiên, không có sự sai khác về tỷ lệ sống trong các nghiệm thức ở mức (P<0,05).

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm