Phân tích hoạt động của các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thủy sản cho nuôi tôm sú và cá tra ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Tác giả:
Nguyễn Thị Phương Nga và ctv, 2011
Ngày đăng: 25-11-2013
Đóng góp bởi: ltxuyen2010
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.61MB | 1494 | 17 | ltxuyen2010
Nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động của các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản theo quan điểm phát triển ngành hàng, việc khảo sát 60 cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản cho nhuôi cá tra và tôm sú cùng với 37 cán bộ quản lý ngành và trường viện có liên quan được thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Phần lớn các cơ sở kinh doanh cả thức ăn và thuốc gồm nhiều mặt hàng khác nhau. Chi phí biến đổi (không tính chi phí mua sản phẩm đầu vào) chiếm hơn 80% trong tổng chi phí tăng thêm. Mỗi cơ sở kinh doanh cho tôm sú mua bán trung bình 554,4 tấn thức ăn và 479,8 triệu đồng từ thuốc cho tôm sú, đạt tổng lợi nhuận 811,551 triệu đồng/năm. Mỗi cơ sở kinh doanh cho cá tra mua bán trung bình 2.402 tấn thức ăn và 966,6 triệu đồng từ thuốc/năm, thu tổng lợi nhuận hơn 2,04 tỷ đồng/năm. Lợi nhuận từ thức ăn chiếm hơn 96% trong tổng lợi nhuận đối với các cơ sở kinh doanh cả thức ăn và thuốc. Có sự chênh lệch rất lớn (khoảng 8 lần) về sản lượng, chi phí, thu nhập và lợi nhuận giữa đại lý cấp 1 so với đại lý cấp 2. Kênh tiêu thụ trực tiếp tới người nuôi cá tôm được các cơ sở kinh doanh quan tâm cùng với các mức chiết khấu và loại hình khuyến mãi đa dạng. Cần tăng cường công tác quản lý chất lượng thức ăn và thuốc kết hợp với nâng cao kiến thức về sử dụng thức ăn và thuốc cho người kinh doanh và người nuôi cá tôm.
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."