Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và chuyển hóa Protein của cá trắm đen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846)
Tác giả:
Tạ Thị Bình, 2010
Ngày đăng: 28-11-2013
Đóng góp bởi: Ks Trần Quang Hưng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.15MB | 1955 | 23 | ltxuyen2010
Nghiên cứu này được thực hiện để tìm ra loại thức ăn thích hợp cho cá trắm đen (Melopharyngodon piceus) giai đoạn 30 - 100g. Sử dụng 3 loại thức ăn khác nhau BLC1, BLC2, BLC3. Cá thí nghiệm được thả trong 6 ô ao với diện tích 350 m2/ô, mật độ thả 1 con/m2. Cho cá ăn ngày 2 lần các loại thức ăn trên ở mức gần thỏa mãn, ước tính từ 3 - 5% khối lượng cá/ngày. Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá 20 ngày/lần, mỗi lần cân 50 cá thể/ô. Tỷ lệ sống, hệ số thức ăn và phần trăm chuyển hóa protein được xác định vào thời điểm kết thúc thí nghiệm. Kết quả cho thấy, sau 60 ngày nuôi cá trắm đen tăng trưởng nhanh nhất ở nghiệm thức BLC2 (ADG 0,11 cm/con/ngày và 1,14 g/con/ngày; SGR 0,69%/ngày và 2,17%/ngày), sau đó là ở nghiệm thức BLC1 (ADG 0,1g/con/ngày và 0,92g/con/ngày; SGR 0,59% và 1,93%/ngày) và chậm nhất ở nghiệm thức BLC3 (ADG 0,085cm/con/ngày và 0,74g/con/ngày; SGR 0,58% và 1,72%/ngày). Khối lượng trung bình của cá khi kết thúc thí nghiệm lần lượt là 93,61 g/con, 86,96 g/con và 68,9 g/con ở các công thức BLC2, BLC1 và BLC3. Tỉ lệ sống của cá thí nghiệm đạt trên 99%, hệ số thức ăn lần lượt của các loại thức ăn là BLC1 (2,1), BLC2 (1,9) và BLC3 (2,4). Phần trăm chuyển hóa protein của các loại thức ăn là BLC1 (19,59), BLC2 (19,90) và BLC3 (16,89).Tuy nhiên, theo kết quả phân tích ANOVA cho thấy các chỉ tiêu (khối lượng trung bình, ADG về khối lượng FCR và PPD) sai khác có ý nghĩa (P < 0,05), còn lại các chỉ tiêu khác sai khác không có ý nghĩa (P > 0,05).
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."