Kết quả nghiên cứu bệnh gan tụy trên tôm sú (Penaeus monodon) nuôi ở Việt Nam và biện pháp phòng ngừa

Tác giả:

Bùi Quang Tề và ctv, 2013

Ngày đăng: 12-01-2014
Đóng góp bởi: ltxuyen2010
Kết quả nghiên cứu bệnh gan tụy trên tôm sú (<i>Penaeus monodon</i>)  nuôi ở Việt Nam và biện pháp phòng ngừa
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 1.15MB | 1889 | 100 | ltxuyen2010
Trong thời gian qua (5-8/2010) hiện tượng tôm sú chết nhiều ở các tỉnh ven biển nuôi tôm tại Việt Nam. Trên các tôm bệnh thấy có các dấu hiệu điển hình như sau: Gan tụy bị hoại tử (rỗng) và có thể chứa các giọt mỡ. Một số tế bào trên mô hình ống trương to chứa đầy các hạt nhỏ, nhân phân hó.
 
Dùng các phương pháp chẩn đoán khác nhau đã tìm hiẻu nguển nhân gây bệnh.. 
- Bằng phương pháp mô bệnh học cho thấy: tạI các ao tôm bệnh tỷ lệ nhiễm vi bào tử (Enterocytozoon sp) là 92,77%; trong các ao tôm khỏe (bình thường) tỷ lệ nhiễm là 22,00% và trong tôm post là 19,44%. 
 
-Kiểm  tra  bằng  kỹ  thuật  kính  hiển  vi  điện  tử  đã  phát  hiện  95,45%  có  vi  bào  tử (Enterocytozoon sp) ở các dạng khác nhau: bào tử trưởng thành, bề mặt tế bào vật chủ có nhiều hạt nhỏ (Bleb).  
 
  -Phân tích bằng phương pháp sinh học phân tử: PCR, que thử WSSV, YHD, mô bệnh học, tôm hầu như không nhiễm những bệnh do virút thường gặp ở Việt Nam (MBV, WSSV, YHD, BMN, HPV…). Phân lập vi khuẩn ít gặp Vibrio spp. 
 
Vi bào tử thuộc nhóm ký sinh nội bào, chúng có vỏ khá bền vững nên việc dùng thuốc trị bệnh gặp rất khó khăn, do đó biện pháp chính là phòng bệnh cho tôm nuôi.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm