Nuôi tôm trên vùng đất ven biển Hà Tỉnh: Thực trạng và giải pháp phát triển

Tác giả:

Vũ Đình Bắc và Phạm Vân Đình, 2010

Ngày đăng: 05-04-2014
Đóng góp bởi: ltxuyen2010
Nuôi tôm trên vùng đất ven biển Hà Tỉnh: Thực trạng và giải pháp phát triển
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.458MB | 843 | 18 | ltxuyen2010
Hà Tĩnh có 5 huyện ven biển, diện tích tự nhiên vùng đồng bằng ven biển trên 103,5 nghìn hecta, trong đó đất cát ven biển chiếm diện tích 63,5 nghìn hecta, tương đương 61,3%, riêng tiềm năng đất ven biển cho nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là nuôi tôm nước lợ) có thể đạt khoảng trên 6 nghìn hecta. Hiện nay, người dân chủ yếu nuôi tôm theo mô hình hộ quảng canh. Bên cạnh đó, mô hình trang trại nuôi thâm canh đang ngày càng tăng. Đến năm 2009 trong tỉnh có 179 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, chủ yếu là nuôi tôm nước lợ. Hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên đất ven biển phụ thuộc vào loại hình nuôi, nếu tính trên 1 ha bình quân chung các trang trại đầu tư thâm canh có GO (Gross Output) đạt 81,6 triệu đồng, gấp 4,08 lần; VA (Value Added) đạt 31,78 triệu đồng, gấp 2,30 lần và MI (Mix income) đạt 30,49 triệu đồng, gấp 2,38 lần so với nuôi tôm quảng canh của hộ. Từ phương diện môi trường, nuôi tôm trên đất ven biển, nhất là nuôi có đầu tư thâm canh và tập trung quy mô lớn xuất hiện những rủi ro. Năng suất tôm nuôi bấp bênh, môi trường bị ảnh hưởng. Các giải pháp đồng bộ sản xuất tôm vùng ven biển là tổ chức sản xuất theo quy hoạch phát triển trang trại, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công tác quản lý giám sát quy trình kỹ thuật sản xuất, tuyên truyền giáo dục cộng đồng, tăng cường hoạt động khuyến ngư. 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm