Đánh giá hiệu quả của thức ăn tự sản xuất có bổ sung hỗn hợp Enzyme trong nuôi cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss)giai đoạn đầu thương phẩm
Tác giả:
Nguyễn Thị Trang và ctv, 2012
Ngày đăng: 28-04-2014
Đóng góp bởi: ltxuyen2010
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 1.69MB | 1742 | 26 | ltxuyen2010
Sử dụng enzyme trong thức ăn nuôi trồng thủy sản là một trong những hướng nghiên cứu dinh dưỡng hiện nay góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế. Thử nghiệm nuôi cá hồi vân từ từ 150 g/con đến 450 g/con nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung enzyme vào thức ăn cho cá hồi. Thí nghiệm sử dụng 03 loại thức ăn khác nhau: thức ăn tự sản xuất không bổ sung enzyme (CT1), thức ăn tự sản xuất có bổ sung 6000 IU amylase, 2000 IU protease và 2000 IU phytase trên 1 kg thức ăn (CT2) và thức ăn RAISIO của Phần Lan (CT3). Kết quả nghiên cứu cho thấy cá sử dụng thức ăn thí nghiệm cho tỷ lệ sống trên 97%. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày (ADG g/con/ngày) của CT1 là 3,18 g/con/ngày, CT2 là 3,48 g/con/ngày, CT3 là 3,65 g/con/ngày, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Thu nhận thức ăn (FC) dao động trong khoảng 343-360 g thức ăn/con và không có sự sai khác giữa các công thức (P>0,05). Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) từ 1,12-1,31 và không có sự sai khác giữa thức ăn sản xuất trong nước có bổ sung enzyme và thức ăn nhập ngoại (P>0,05). Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, thức ăn có bổ sung enzyme cho hiệu quả tốt hơn so với thức ăn không bổ sung enzyme và có thể thay thế được thức ăn nhập ngoại trong nuôi cá hồi vân giai đoạn 150-450 g/con.
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."