Sự thay đổi mô học và thành phần chất béo, acid béo của buồng trứng cua biển (Sylla paramamosain)

Tác giả:

Phạm Thị Tuyết Ngân và ctv, 2006

Ngày đăng: 09-05-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Sự thay đổi mô học và thành phần chất béo, acid béo của buồng trứng cua biển (<i>Sylla paramamosain<i>)
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.437MB | 2370 | 18 | duynhut
Nhằm cung cấp kiến thức cho những nghiên cứu vềdinh dưỡng trong tương lai; quá trình phát triển của buồng trứng và sựtích lũy acid béo, chất béo của cua biển (Scylla paramamosain) đã được nghiên cứu. Trong suốt hai năm (2003-2005), 460 cua cái đã được thu thập từ các tỉnh khác nhau ở đồng bằng sông Củu Long, Việt nam. Các đặc điểm hình thái bên ngoài của cua được đo đạc và ghi nhận. Buồng trứng cua được mổ và tách riêng để phân biệt các giai đoạn thành thục dựa vào sự xác định mô học của buồng trứng. Chỉ số thành thục sinh dục của cua cái (GSI), chỉ số thành thục con cái (FMI) và đường kính của trứng đã được xác định. Phần còn lại của buồng trứng đã được dùng để phân tích tổng chất béo, thành phần chất béo và acid béo. Kết quả cho thấy khối lượng buồng trứng và GSI tăng nhanh vào giai đoạn cuối của quá trình thành thục (0,04 % ở giai đoạn 1 và lên tới 9,8% ở giai đoạn 5). Kích thước trứng trung bình tăng dần ở giai đoạn 1 là 15, đến 60 (giai đoạn 2) và 190,5µm (giai đoạn 5). Tổng chất béo, thành phần chất béo và thành phần acid béo được ghi nhận thay đổi có ý nghĩa trong suốt quá trình thành thục. Tổng chất béo tăng có ý nghĩa từ giai đoạn 1 (9,3%) đến giai đoạn 4 (29,2%). Acid béo bão hòa tích lũy cao nhất ởgiai đoạn 4 (54,9 mg/KL khô) 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm