Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cua giống Scylla paramamosain
Tác giả:
Vũ Ngọc Út, 2006
Ngày đăng: 12-05-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.344MB | 2662 | 34 | duynhut
Nghiên cứu được tiến hành với các thí nghiệm trên cua tự nhiên và cua nhân tạo trong hệ thống tuần hoàn và thay nước ở các độ mặn 0, 5, 10, 15, 20, 25 và 30 o/oo nhằm xác định khả năng ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cua giống ở những độ mặn khác nhau trong điều kiện ương nuôi. Cua con với kích thước dao động khác nhau tùy theo thí nghiệm, trong khoảng 5,5 -52,7 mm rộng mai (CW) được nuôi riêng lẻ trong các keo mủ đục lỗ và rổ nhựa bố trí trong các bể chữ nhật 60 L và 2.000 L, và bể tròn 500 L. Cua được cho ăn tép bóc nõn thoả mãn. Cua được kiểm tra hàng ngày vào sáng sớm và lúc cho ăn vào buổi chiều để xác định tốc độ tăng trưởng, phần trăm gia tăng kích thước sau lột xác, số lần lột xác và chu kỳ lột xác ở các độ mặn khác nhau. Tỉ lệ sống được xác định vào cuối thí nghiệm. Kết quả cho thấy cua giống phát triển kém ở độ mặn thấp (5 và 10 o/oo ) với tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống thấp. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, chu kỳ lột xác ngắn hơn và số lượng cua lột ở mỗi lần lột xác cao hơn ở độ mặn 15-25 o/oo. Độ mặn thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của cua là từ 15-25 o/oo, trong đó 20-25 o/oo được xem là độ mặn tối ưu. Cua không thể tồn tại ở 0o/oo quá 3 ngày trong điều kiện thí nghiệm mặc dù ngoài tự nhiên cua con vẫn xuất hiện ở vùng cửa sông trong mùa mưa khi độ mặn giảm xuống 0 o/oo.
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."