Khảo sát hiện tượng nhiễm giun nhiều tơ (Polydora sp.) ở sò lông (Scarphaca subcrenata)

Tác giả:

Ngô Thị Thu Thảo và Kwang-Sik Choi, 2006

Ngày đăng: 31-05-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Khảo sát hiện tượng nhiễm giun nhiều tơ (<i>Polydora sp.<i>) ở sò lông (<i>Scarphaca subcrenata<i>)
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.359MB | 1540 | 8 | duynhut
Sò lông (Scarphaca subcrenata) có nguồn gốc từ Pusan (Hàn quốc) được thu mẫu hàng tháng nhằm theo dõi chu kỳ sinh sản và sự lây nhiễm của một số loài ký sinh trùng. Qua quan sát tế bào học thấy Sò lông bắt đầu chu kỳ sinh sản vào tháng 3 khi nhiệt độ môi trường tăng lên. Phần lớn các cá thể Sò lông thành thục sinh dục vào tháng 6 và một số bắt đầu sinh sản trong tháng 7. Tại địa điểm nghiên cứu, quần thể Sò lông chỉ có một vụ sinh sản rộ từ tháng 7 đến tháng 8. Phần lớn sò hoàn tất sinh sản và ở trạng thái nghỉ từ tháng 9 đến tháng 12. Giun nhiều tơ Polyda sp. thường xuất hiện ở trên và bên trong vỏ sò với tỷ lệ nhiễm cao vào tháng 11 (63,3%), tuy nhiên tỷ lệ nhiễm thấp vào tháng 8 (34,2%). Tỷ lệ nhiễm giun nhiều tơ không khác biệt giữa 2 vỏ sò nhưng khác biệt rất rõ ràng trên từng vùng của vỏ. Bất kể là vỏ phải hay vỏ trái, tỷ lệ nhiễm thường cao (76,1-79,5%) ở vùng 1(tương ứng với khu vực chân); thấp (20,5-23,8%) ởvùng 2 (giữa vỏ) và không xuất hiện sự lây nhiễm ở vùng 3 (đối xứng với khu vực chân sò). 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm