Tình hình sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) ở tỉnh Cà Mau và thành phố Cần Thơ

Tác giả:

Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2006

Ngày đăng: 08-07-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Tình hình sản xuất giống tôm sú (<i>Penaeus monodon<i>) ở tỉnh Cà Mau và thành phố Cần Thơ
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.268MB | 1647 | 18 | duynhut
Kết quả điều tra 13 trại sản xuất giống tôm sú tại Cần Thơvà 60 trại tại Cà Mau vào năm 2005 cho thấy đa số các trại giống có quy mô vừa và nhỏ, công suất dưới 10 triệu Postlarvae/năm. Nguồn tôm mẹ các trại sử dụng chủ yếu được đánh bắt từ biển, chất lượng tốt, kích cỡ thường trên 180g. Riêng ở Cà Mau có 11% số trại sử dụng tôm đầm cũng đạt kết quả tốt. Phương pháp cột và cắt mắt được các trại sử dụng nhiều nhất vì ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. Ốc mượn hồn là thức ăn chính mà các trại dùng cho nuôi vỗ tôm mẹ, tuy nhiên các trại ở Cần Thơ còn cho ăn bổ sung mực, sò huyết và gan heo vào khẩu phần ăn của tôm. Các trại ở Cà Mau áp dụng mô hình thay nước, trong khi ở Cần Thơ áp dụng mô hình tuần hoàn. Mật độ ương ấu trùng trung bình của các trại Cần Thơ là 176 con/lít, cao hơn so với các trại ở Cà Mau là 141 con/lít. Tỉ lệ sống của ấu trùng đến giai đoạn PL15 ở Cần Thơ và Cà Mau lần lượt là 39,7% và 59,7%. Do tôm giống ở Cần Thơ có giá cao nên lợi nhuận trung bình cho 1 m3 bể ương của các trại tại Cần Thơ là 570.700 đồng, cao gần 3 lần so với các trại tại Cà Mau là 197.000 đồng. Cần có nghiên cứu sâu hơn nhằm đánh giá chất lượng tôm giống của hai quy trình để có hướng phát triển trong thời gian tới. 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm